6:46 SA @ Thứ Hai, 11 tháng 10, 2021

Thiền Vipassana là gì?

Ngày nay, nhiều người tìm đến thiền giống như một cách để tìm lại sự tĩnh tâm, cân bằng trong tâm hồn. Hiện, có nhiều phương pháp thiền với nguồn gốc, các thực hành riêng. Trong số đó, thiền Vipassana được đánh giá là một trong những phương pháp được yêu thích nhất hiện nay. Nếu bạn chưa hiểu rõ về phương pháp thiền này thì hãy tham khảo ngay bài viết dưới đây.

Thiền Vipassana là gì?

Thiền Vipassana là gì? Đây là câu hỏi nhận được sự quan tâm của rất nhiều người. Đặc biệt là những người yêu thích thiền. Thực chất, đây là phương pháp thiền cổ lâu đời nhất của Ấn Độ cổ đại, đã xuất hiện cách đây hơn 2500 năm. Đức Phật đã tái thiết lập lại phương pháp thiền này và sử dụng nó để giảng dạy chính trong 45 năm hoằng pháp.

Thiền Vipassana là thiền minh sát tuệ hay còn gọi là thiền tứ niệm xứ

Vipassana còn được biết đến với tên gọi thiền minh sát tuệ. Là một kỹ thuật thiền quán, Vipassana có cách thực hành khác hẳn với nhiều phương pháp thiền định khác. Thiền minh sát tuệ chú trọng tới mối quan hệ giữa tâm và thân. Dựa vào đây để loại bỏ khỏi tâm khảm những suy nghĩ, hành động tiêu cực, giúp tâm an, vui vẻ, lấy lại nguồn cảm hứng và năng lượng tích cực.

Ý nghĩa của Vipassana chính là thông qua sự quan sát để thấy được tất cả sự vật cũng như bản chất của chúng. Đây là một tiến trình ý nghĩa, mang tính logic trong việc lọc tâm qua phương pháp tự quán chiếu mình. Cách thiền này giúp con người thấy được những điều chưa được, sửa đổi các thói quen, suy nghĩ xấu đã ăn sâu vào tâm khảm.

Khi thực hành, bạn cần ngồi trong không gian tĩnh lặng, đúng tư thế và yên lặng trong suốt thời gian thiền. Thiền đúng giúp chúng ta tìm được sự an yên, thư thái và vui vẻ.

Bối cảnh lịch sử và truyền thống của thiền Vipassana

Nếu thực sự quan tâm về thiền minh sát tuệ thì bạn nên dành thời gian để tìm hiểu về bối cảnh cũng như truyền thống của kỹ thuật thiền này. Hiểu được những nội dung này sẽ giúp bạn thực hành thiền đúng đắn và đem lại hiệu quả tốt nhất.

Bối cảnh của thiền Vipassana

Như đã chia sẻ ở trên, kỹ thuật thiền cổ này được Đức Phật Gotama tái thiết lập và dùng trong giảng dạy suốt nhiều năm. Thời Đức Phật, rất nhiều người sống tại miền Bắc Ấn Độ đã thực hành thiền tuệ để thoát khỏi sự đau khổ, rối loạn trong tâm hồn. Qua nhiều năm, phương pháp này đã lan truyền sang nhiều nước lân cận và đạt được kết quả tốt đẹp.

Khoảng 5 thế kỷ sau thời Đức Phật, phương pháp này không còn xuất hiện tại Ấn Độ. Những tinh tuý trong bài giảng cũng dần mất đi. Mặc dù vậy, thiền tuệ vẫn được bảo tồn tại Myanmar. Trải qua nhiều thế hệ, phương pháp thiền này đã được lưu truyền với đúng sự nguyên sơ. Kỹ thuật này được thiền sư Ledi Sayadaw truyền dạy lại cho nhiều người. Đến thời hiện đại, thiền tuệ đã được thiết lập tại “quê hương” của nó và được Thiền sư Goenka giảng dạy cho nhiều người đến từ hơn 80 quốc gia khác nhau.

Truyền thống của thiền tuệ

Thiền tuệ Vipassana được lưu truyền qua nhiều thế hệ thiền sư. Dù Thiền sư Goenka là người Ấn, nhưng suốt thời gian sống tại Miền Điện, ngài đã có diễm phúc được sư phụ của mình – Đại thiền sư Sayagyi giảng dạy và truyền lại cho phương pháp thiền tuệ.

Tu tập với sư phụ 14 năm, ngài trở về quê hương của mình và bắt đầu truyền dạy phương pháp thiền này. Suốt từ năm 1969 đến nay, Thiền sư Goenka đã giảng dạy cho rất nhiều thiền sinh đến từ phương Đông và phương Tây. Tới năm 1982, thầy có thiền sư phụ tá để phụ giúp trong các khóa thiền cho đông đảo thiền sinh.

Thiền sư Goenka tu theo theo truyền thống của Đại thiền sư quá cố Sayagyi U Ba Khin

Tác dụng của thiền Vipassana

Tại sao nhiều người lựa chọn thiền tuệ tới như vậy? Với phương pháp thiền này, chúng ta sẽ đón nhận được sự vật cũng như mọi sự thay đổi với sự bình tĩnh và thản nhiên. Cùng với đó là loại bỏ tạp niệm, đẩy lùi suy nghĩ xấu, xây dựng nội tâm sống lành mạnh. Bên cạnh cái tâm trong sạch là những lợi ích thể chất và tinh thần khác như sau:

  • Tăng khả năng tập trung, cải thiện khả năng ghi nhớ của não bộ
  • Giải tỏa lo âu, căng thẳng, ngăn ngừa triệu chứng trầm cảm
  • Giúp thư giãn tinh thần, tỉnh táo
  • Tăng cường hệ miễn dịch
  • Tìm lại sự tập trung
  • Ngăn ngừa các bệnh liên quan tới tim mạch
  • Làm chậm quá trình lão hoá

Hướng dẫn thực hành thiền Vipassana

Với những lợi ích tuyệt vời, ngày nay, thiền minh sát tuệ được rất nhiều người thực hành. Việc thực hành kỹ thuật thiền này đồng nghĩa với việc tuân theo những quy luật của Pháp. Cùng với đó là hành trình tìm kiếm Bát Chánh Đạo vơis Giới – Định – Tuệ. Muốn học phương pháp thiền tuệ thì bạn cần tham gia khoá thiền có sự hướng dẫn của thiền sư. Tuy nhiên, nếu muốn tự thiền tại nhà bạn cũng có thể thực hiện thông qua các nội dung được hướng dẫn cơ bản.

Hiểu về các bước thực hành thiền cơ bản

Đầu tiên là thực hành về Giới, tức là tránh làm những việc sai trái, gây hại cho người khác. Cần giữ đúng 5 giới luật, không giết hại, không trộm cắp, không nói dối, không tà dâm, không dùng các chất gây nghiện. Khi áp dụng giới này, thiền sinh sẽ tìm thấy tâm trí tĩnh lặng để có được tâm thế tốt nhất tiến xa hơn khi hành thiền.

Giai đoạn đầu tiên là 3 ngày rưỡi sau khi bắt đầu, người thực hành thiền tuệ cần đặt toàn bộ sự chú ý vào hơi thở. Đây là việc làm cần thiết để có thể phát triển Định, làm chủ cái tâm của chính mình. Giới và Định là những bước đầu giúp cho thiền sinh có được cái tâm trong sạch, hướng thiện và cuộc sống lành mạnh. Tuy nhiên, bấy nhiêu là chưa đủ, thiền sinh cần phải thanh lọc, loại bỏ những thứ gây nhiễu loạn, đầy bất tịnh tiềm tàng.

Bước tiếp theo sẽ là khoảng thời gian còn lại trong khóa 10 ngày thiền. Đây là giai đoạn thâm nhập vào cả thâm và tâm nhờ Tuệ. Trong những ngày này, thiền sinh sẽ được thiền sư hướng dẫn thiền một cách bài bản. Mỗi ngày, thiền sinh sẽ được giải thích, hiểu rõ hơn thông qua các bài pháp tọa cũng như lời giảng.

Ngày cuối cùng là thời điểm thiền sinh có thể nói chuyện. Mục đích chính là giúp thiền sinh có thể quay trở lại với cuộc sống đời thường một cách dễ dàng. Ngày 11 kết thúc khóa thiền với việc thực hành Metta – Bhavana.

Thực hành thiền tại nhà

Ở trên là các bước cơ bản của một khóa thiền ngắn trong 10 ngày. Nếu không có thời gian tham gia khoá học thì bạn có thể thực hành tại nhà. Muốn thiền đúng cách, đạt được hiệu quả thì bạn nên làm theo hướng dẫn dưới đây:

Không gian ngồi thiền Vipassana

Để thiền Vipassana, đầu tiên hãy chọn cho mình một nơi sạch sẽ yên tĩnh, không gian rộng rãi, thoáng mát, có không khí lưu thông. Nếu không có địa điểm hoàn hảo cũng không sao bởi quan trọng nhất chính là việc thực hành. Bạn có thể ngồi dưới sàn hay trên một mặt phẳng cứng đủ diện tích. Lưu ý, không nên ngồi trên đệm quá mềm bởi như vậy rất khó để giữ lưng thẳng.

Tư thế ngồi thiền

Bạn sẽ ngồi ở tư thế khoanh chân, ngồi thế chân xếp bằng hay kiết già đều được. Đối với tư thế khoanh chân giống như cách bạn thường xuyên ngồi chiếu. Thường thì tư thế này áp dụng cho những người mới hoặc có vấn đề ở chân. Nếu có thể thì nên ngồi với tư thế kiết già hoặc bán già.

Trong đó, từ thế bán già thì gác chân này lên bắp vế của chân bên kia. Còn với tư thế kiết già thì trước tiên bạn cần xếp bằng chân tự nhiên, sau đó lấy tay nắm bàn chân phải gấp lại đặt lên đùi trái. Sao cho gót chân ép sát bụng còn lòng bàn chân ngửa lên. Đối với chân bên kia thực hiện tương tự. Đây là tư thế thiền đúng và chuẩn nhất. Nếu muốn thiền lâu dài thì bạn nên ngồi theo tư thế thiền hoa sen này.

Khi ngồi cần chú ý tới tư thế sao cho lưng thẳng, vai hơi mở, ngực ưỡn, mặt hơi hướng. Miệng không mím chặt mà hơi hé tự nhiên, khóe miệng hơi mỉm trong trạng thái thoải mái nhất. Khi thấy thân hơi cong thì nên ngồi lại sao cho lưng thật thẳng. Nếu cảm giác khó ngồi thẳng lưng thì nên kê một chiếc gối mỏng dưới mông.

Ngồi thiền đúng tư thế trong không gian thoáng đãng

Tâm hướng về hơi thở

Khi ngồi để thành thiền tuệ thì trạng thái tâm là điều vô cùng quan trọng. Trước tiên, bạn cần cố gắng ổn định tâm trạng. Ổn định ở đây không chỉ đơn thuần là gạt bỏ hết mọi tạp niệm, suy nghĩ rối loạn trong đầu mà còn là đi vào cõi thiền để mình tự nhìn nhận lại bản thân.

Đây là khoảng thời gian tĩnh lặng, một ngày yên bình. Nhưng cũng có thể ngày hôm đó bạn bước vào thiền với sự mệt mỏi cùng tâm trạng rối bời. Vì vậy, cần phải xem trạng thái cảm xúc hiện tại của bản thân. Hãy tự hỏi mình đang cảm thấy thế nào, tâm trạng tốt hay đầy rối ren? Hãy tập trung vào hơi thở, đây sẽ là đối tượng của thiền minh sát tuệ. Lý do là hơi thở có tính nhất thời, không giữ nguyên mà thay đổi liên tục. Khi tâm trạng không tập trung, hãy dùng hơi thở để đưa nó trở lại.

Hãy tập trung mọi suy nghĩ, sự chú ý vào hơi thở ra cũng như một khoảng ngưng cuối trước khi hít vào. Nếu mới bắt đầu và cảm thấy khá khó thì bạn có thể dùng ứng dụng “hơi thở Prana”. Khi mở app sẽ xuất hiện một số tiếng động, bạn chỉ việc hít vào thở ra theo nhịp này là được.

Nếu chọn thiền tập trung thì đặc trưng cơ bản là hít vào nhanh, thở ra từ từ. Nếu không tập trung thì rất khó hoàn thành nhịp thở. Do đó, hãy thực sự tập trung để kiểm soát hơi thở một cách tốt nhất.

Thời gian thực hành thiền

Không có thời gian bắt buộc cho việc thực hành thiền. Muốn thiền trong bao lâu hoàn toàn phụ thuộc vào sự lựa chọn của bạn. Mỗi lần thiền có thể là 20 phút hay một tiếng. Tuy nhiên, vào thời điểm mới bắt đầu thì nên thiền trong thời gian ngắn. Chưa quen nếu ngồi lâu sẽ thấy mỏi, đau lưng. Khi đã quen sẽ tăng dần thời gian.

Quan trọng nhất khi thiền Vipassana chính là sự kiên trì. Dù bận rộn cũng nên dành ra một khoảng thời gian rảnh trong ngày để thiền. Thực hành thiền lâu dài sẽ thấy được hiệu quả, lợi ích với sức khỏe cũng như cải thiện tâm trạng.

Một số điều cần hiểu rõ về thiền tuệ

Bạn chỉ nên bắt đầu một việc nào đó khi thực sự hiểu về nó. Đối với thiền tuệ, cần hiểu rằng đây không phải là phương pháp phi tôn giáo. Bên cạnh đó, việc tự thiền tại nhà cũng cần lưu ý một số điều để có được hiệu quả tốt nhất.

Thiền tuệ là phương pháp thiền phi tôn giáo

Nếu hiểu rõ về Vipassana thì bạn biết rằng phương pháp này thực ra không phải những nghi thức dựa trên sự sùng bái hay tin tưởng mù quáng. Với thiền tuệ, không hề tồn tại sự hình dung, tưởng tượng liên quan tới thần thánh, thần chú. Bên cạnh đó, nó cũng không phải triết học hay sự giải trí.

Dù phương pháp thiền này phi tôn giáo nhưng nó được lưu truyền và bảo tồn trong truyền thống nhà Phật. Không phải chỉ có người theo đạo Phật mới có thể thiền tuệ. Phương pháp thiền này phù hợp với tất cả mọi người, mọi đối tượng, nguồn gốc. Khóa thiền mở ra với mục đích giúp những người thực sự muốn học thiền. Thiền tuệ không phân biệt giai cấp, tôn giáo, quốc gia,…. Bất cứ ai thành tâm đều có thể tu tập được phương pháp thiền này.

Bệnh tật phổ quát, do đó, liều thuốc tốt nhất cũng là liều thuốc phổ quát. Khi tu tập thiền tuệ, thiền sinh sẽ trở thành người tốt nhất cùng sự thoải mái, an lạc, thư thái trong tâm khảm.

Chỉ tập tại nhà khi đã hiểu rõ

Ngoài việc đăng ký theo các khóa học thì bạn có thể tự tập tại nhà. Thiền tuệ là phương pháp được yêu thích và nhiều người lựa chọn. Do đó, hiện nay có nhiều sách cũng như trang hướng dẫn, chia sẻ cách để thực hiện phương pháp thiền này. Tuy nhiên, lời khuyên dành cho bạn là nên thực hành dưới sự hướng dẫn của những thiền tu kinh nghiệm.

Khi đăng ký khóa thiền thì nên tập đúng lịch, không vì bận rộn hay thấy khó mà bỏ giữa chừng. Bên cạnh đó, có nhiều khóa thiền đưa ra nội quy không cho thiền sinh sử dụng các thiết bị điện tử, không giao tiếp với bên ngoài. Mục đích là giữ bản thân trong trạng thái yên bình, không xao động để có được hiệu quả tốt nhất.

Sau khi kết thúc khóa thiền, mỗi ngày nên dành ra một khoảng thời gian ngồi thiền để tâm thanh thản, tĩnh lặng, sáng suốt. Không cần tìm kiếm đâu xa, đây chính là bí quyết để bạn có được cuộc sống an yên, khỏe mạnh, thấy cuộc sống có nhiều điều tốt đẹp.

Tôi có thể tham khảo kiến thức tu thiền tại đâu

Bạn có thể tìm hiểu kiến thức uy tín từ các vị tu sỉ nổi tiếng hiện này:

  • Kinh Phật về Thiền và Chuyển Hóa: http://chuagiacngo.com/k26-kinh-phat-ve-thien-va-chuyen-hoa
  • Sách nghe trên Google Play: https://play.google.com/store/apps/details?id=com.theravada.vn&hl=vi&gl=US
  • Thư viện Phật Giáo: http://www.trungtamhotong.org/NoiDung/ThuVien/ThienPhatGiao/index.htm
  • Căn bản Thiền Minh Sát. Mahasi Sayadaw: https://budsas.net/sach/vn137.pdf

Thiền sư S.N. Goenka giới thiệu bài thiền Anapana (bài thiền quan sát hơi thở) và hướng dẫn hành thiền ngắn


Hướng dẫn hành thiền Anapana 10p


Giới thiệu và Hướng dẫn hành thiền Anapana 25p

Chia sẻ lên mạng xã hội:

Bình luận

Kết nối và gửi lời chào hỏi