Hiển thị các bài đăng có nhãn Sách. Hiển thị tất cả bài đăng
Tác giả của "Death by China" được đề cử đứng đầu Ủy ban Thương mại Quốc gia Mỹ
Sau đó có share tùm lum để anh chị em đọc, có người đọc, có người không, nhưng không sao, vẫn share tiếp thôi.
Giờ share lại bản e-book dành cho thiết bị đọc sách Amazon Kindle hoặc app Amazon Kindle (lưu ý: đây là bản cũ của nhóm dự du học sinh ở AIT dịch năm 2012, bản mới nhất thì nên mua ở Amazon, còn ai muốn đọc bản PDF (bản dịch cũ) thì dùng link này)
Điểm trên báo chí này hôm nay (22/12/2016) về việc Peter Navarro được Tổng thống đắc cử Donald Trump đề cử vào chức vụ người đứng đầu Ủy ban Thương mại Quốc gia Mỹ:
- Đề cử tác giả "Chết bởi Trung Quốc..." làm cố vấn kinh tế - Báo Tuổi Trẻ
- Ông Trump bổ nhiệm nhà kinh tế chống Trung Quốc đứng đầu Ủy ban Thương mại Quốc gia - Báo điện tử Dân Trí
- Chân dung tác giả cuốn “Cái chết do Trung Quốc” được chọn làm cố vấn của ông Trump - Báo điện tử Dân Trí
Câu hỏi riêng (để 4 năm nữa xem lại): Liệu Việt Nam tận dụng được gì trong cái vòng xoáy này (ít nhất là trong 4 năm tới, 2017-2020)? Hay tiếp tục làm phiên thuộc cho Trung Quốc và còn nặng nề hơn ngày hôm nay?
Forex 101 - Mọi điều cần biết về thị trường ngoại hối
Đây là một cuốn sách nữa về Forex đáng để đọc (và cũng sẵn có ở VN)
Lời giới thiệu:
Forex 101 được bố cục với những câu hỏi và câu trả lời ngay sau nó với rất nhiều ví dụ thực tế và minh họa bằng biểu đồ, đồ thị và hình ảnh. Cuốn sách là lời giải đáp cho hầu hết những câu hỏi mà những người tham gia các hội thảo và lớp học về thị trường tài chính do tác giả tổ chức thường quan tâm nhất. Những nhà kinh doanh mới bắt đầu thường không có cơ hội và thời gian để đến với các hội thảo như vậy.
Ở bất kỳ lĩnh vực nào thì kiến thức cơ bản cũng tạo nền tảng giúp chúng ta hiểu được những kiến thức sâu hơn. Với Thị trường Ngoại hối cũng vậy, cuốn sách Forex 101 - Mọi điều cần biết về thị trường ngoại hối tuy không giúp bạn trở thành một chuyên gia trên thị trường ngoại hối, song cuốn sách này trình tất cả những chủ đề quan trọng để bạn có được kiến thức cơ bản và đầy tự tin trong lĩnh vực này. Như tác giả Valerijus Ovsyanikas đã nói: "... Cuốn sách này được viết ra nhằm thỏa mãn sự tò mò vủa những người còn đang lạ lẫm với Thị trường Ngoại hối và giúp biến hiểu biết thành lợi nhuận bằng cách lựa chọn chiến lược kinh doanh đúng đắn nhất..."
Việc đọc cuốn sách Forex 101 này rất dễ dàng với dạng đặt câu hỏi và đáp. Đối với những độc giả đã có vốn hiểu biết nhất định về Thị trường Ngoại hối thì quyển sách này sẽ bổ sung vào kho kiến thức của bạn nhưng thông tin vô cùng lý thú. Đối với những độc giả lần đầu tiên tiếp cận Thị trường Ngoại hối thì đây chính là cuốn sách tài chính hay nên đọc từ đầu đến cuối để trang bị những điều cần thiết nhất.
Thông tin:
- Nhà xuất bản: Đại học Kinh tế Quốc dân
- Tác giả: Valerijus Ovsyanikas
- Dịch giả: Thành Đạt - Phương Lan
- Xuất bản: 2015
- Bản quyền: Alpha Books
- Số trang: 340 trang
- Khổ sách: 16x24 cm
Bấm vào đây để mua trực tiếp tại BizSpace của Alpha Books - 176 Thái Hà
Thị trường Ngoại hối - Ed Ponsi
Tác giả Ed Ponsi bắt đầu kinh doanh cổ phiếu vào năm 1994 và nhanh chóng trở thành nhà môi giới chuyên nghiệp tại phố Wall. Ông bắt đầu giao dịch ngoại hối từ năm 2002 và Forex đã trở thành lĩnh vực kinh doanh yêu thích của ông. Ngoài ra, ông còn kinh doanh bất động sản và tham gia nhiều loại hình đầu tư khác. Là giảng viên của Học viện đào tạo kinh doanh trực tuyến, Ed ponsi đã chia sẻ những kinh nghiệm sâu sắc và quý giá cho học viên. Ông khuyến cáo các nhà đầu tư nên giao dịch Forex theo một cách đơn giản, ứng dụng các chiến lược kinh doanh dựa trên quy luật cung cầu của thị trường. Ông đã xuất hiện nhiều lần trên các chương trình tin tức tài chính và là một nhà tư vấn, đào tạo được nhiều người ưa thích.
Cuốn sách Thị trường ngoại hối của Ed Ponsi là một cuốn sách hay. Phần lớn các cuốn sách nói về kinh doanh thường chỉ đưa ra các khái niệm chung chung mà không nói về những khía cạnh cụ thể. Có rất nhiều sách nói về xuất xứ và các vấn đề lịch sử của thị trường kinh doanh tiền tệ nhưng rất ít trong số đó cung cấp được các thông tin kinh doanh mang tính thực tiễn và hữu ích. Tuy nhiên cuốn sách này sẽ đưa đến cho người đọc cảm nhận rõ nét về những cơ chế cụ thể của thị trường kinh doanh ngoại hối, những chiến lược giao dịch trên thị trường thật, gợi ý về thời điểm tham gia và thời điểm rút khỏi thị trường, cũng như cách thức quản lý các giao dịch sao cho thật hiệu quả.
Cuốn sách này cung cấp cho các nhà kinh doanh các phương pháp giao dịch theo từng bước gắn với các xu thế của thị trường thực tế. Những chiến lược kinh doanh trong cuốn sách được trình bày rõ ràng và cực kỳ chi tiết, đủ cho bất cứ ai mong muốn đều có thể hiểu được cách thức giao dịch một cách chuyên nghiệp. Cuốn sách được viết cho cả những nhà kinh doanh mới lẫn những nhà kinh doanh đã có kinh nghiệm khi họ cần đến các thông tin chi tiết, bổ ích để giao dịch trên thị trường ngoại hối.
Một điểm tích cực nữa của cuốn sách là tác giả đã cho người đọc thấy đầy đủ hành trình một nhà đầu tư forex chuyên nghiệp. Đây là một quá trình kiên trì học hỏi và rèn luyện dựa trên những nhận thức và nền tảng kỹ năng đúng đắn. Khác với nhiều suy nghĩ sai lầm về thị trường hiện nay, cho rằng forex là thị trường dễ làm giàu, ai cũng có thể tham gia. Cuốn sách sẽ là một kim chỉ nam quý giá giúp nhà đầu tư mới có thể cân nhắc đúng đắn trước khi tham gia thị trường.
Clip "Mỗi ngày một cuốn sách" của VTV giới thiệu về cuốn sách "Thị trường Ngoại hối"
Những tủ sách bị khoá trái...
Đọc note "Những tủ sách bị khoá trái..." của TS. Thuỵ Anh (Chủ nhiệm CLB Đọc sách cùng con) trên Facebook, thấy hay và gần ghi nhớ một số điểm nên pốt lại ở đây.
Nguồn: FB Thuỵ Anh (https://www.facebook.com/notes/10152489753716814/)
-------------------------------------------------------------------------------------------------
Có một hình ảnh khiến tôi lâu nay vẫn day dứt khi nghĩ về cái gọi là “văn hóa đọc” của Việt Nam. Đó là một ngày cách đây gần 5 năm, khi tôi đến chơi nhà một người bạn. Anh chị đang đốc thúc con học. Góc nhà có một tủ đầy ắp sách nhưng bị khóa chặt. Bố mẹ quyết định chỉ được đọc khi … nghỉ hè để không ảnh hưởng đến việc học. Mà kỳ nghỉ hè của chúng thì giờ đây bị “cắt giảm” chỉ còn vẻn vẹn một tháng! Các cô cậu nhỏ phải tập trung học kiến thức, đắm chìm vào các kỳ thi, rảnh ra chút nào lại đăng ký học các lớp kỹ năng sống, lấy đâu ra thời gian cho sách!
Vậy đấy! “Những cuộc phiêu lưu kỳ thú của tuổi nhỏ” bị nằm im trong tủ sách, trong thư viện nhà trường, để rồi sau đó, chúng ta lại la lên trên mặt báo về một văn hóa đọc đang đi xuống, rằng mỗi người Việt đọc trung bình 0,8 cuốn sách một năm!... (!) (Số liệu mà Bộ Văn hóa-Thể thao- Du lịch đưa ra tháng 4/2013)
Điều gì có thể cản trở văn hóa đọc?
Đó là một thái độ xã hội đối với việc đọc sách. Việc không kết nối được sách với chương trình học tập nặng nề của trẻ cũng là môt cách cản trở văn hóa đọc. Cách dạy đọc hiểu ở trường theo quy trình khô cứng, không hoặc ít tương tác cũng sẽ dần triệt tiêu cảm xúc đọc của trẻ, khiến chúng ta mất đi một thế hệ bạn đọc mới ngay từ khi họ chớm tiếp cận với thế giới văn chương.
Điều này không chỉ xảy ra ở Việt Nam. Một nhà giáo, diễn giả, một chuyên gia về văn hóa đọc của Tổ chức đọc sách quốc tế (IRA) ở California – Kelly Gallangher năm 2009 đã phân tích và đưa ra 4 nguyên nhân dẫn đến việc “triệt tiêu năng lực đọc”, trong đó đặc biệt cần chú ý đến 2 nguyên nhân: nhà trường chú trọng việc luyện thi cho học sinh hơn là dạy chữ dạy người; cấu trúc quyền lực trong nhà trường và lớp học, phương pháp giảng dạy tiêu cực đã làm suy giảm trải nghiệm việc đọc tự do và chân thành của trẻ (theo thông tin của nhà nghiên cứu Trương Huyền Chi).
Ngoài ra, nhiều người gần đây bày tỏ sự lo lắng chính đáng về sức hấp dẫn của thế giới nghe nhìn phong phú – những games, những phim ảnh, mạng xã hội sẽ chiếm một thời lượng lớn trong cuộc sống con người, để góc của những cuốn sách giấy đương nhiên bị thu hẹp. Nếu không thận trọng ngay từ bước đầu cho trẻ tiếp cận các phương tiện công nghệ, những say mê không đúng cách với thế giới ảo có khả năng thủ tiêu mãi mãi mối liên hệ giữa trẻ và sách.
Đọc sách là tự học
Trên thực tế, những cuốn sách bị khóa kia hoàn toàn có thể hỗ trợ bọn trẻ trong việc học, chưa nói là có thể trở thành một người thày thực sự, với dẫn dắt mềm mại của mình khiến đứa trẻ tham gia vào quá trình tự học, tự đào tạo một cách tự nhiên nhất. Trước hết là mở rộng vốn từ, sử dụng các cấu trúc ngữ pháp nhuần nhuyễn từ lúc nào không biết thay vì khổ sở với mớ lý thuyết “danh từ, cụm danh từ, động từ và cụm động từ...” mà trẻ phải học ra rả để trả bài thi. Từ vựng của nhà văn được đặt trong không gian câu chuyện, khơi gợi tưởng tượng và cảm nhận thế giới bằng mọi giác quan. Chẳng hạn, khi các bé tiểu học đọc “Những chiếc áo ấm” của Võ Quảng theo phương pháp tương tác, các bạn nhanh chóng nhớ những từ và cụm từ “mưa phùn”, “gió bấc”, “lất phất”, “run lên bần bật”. Các em có thể minh họa bằng động tác cơ thể cho mỗi từ, mỗi hình ảnh và sau đó ngay lập tức có thể dùng chúng cho lời nói, câu văn của mình vừa chính xác, vừa tràn ngập cảm xúc. Có em nói: “Vừa nghe đến từ MƯA PHÙN là con đã run hết cả lên vì lạnh, nhưng cũng thích thích vì nghĩ đến Tết!”. Và đây chính là điều tuyệt vời nhất mà sách có thể mang đến cho trẻ: cảm xúc! Khả năng rung động trước một tác phẩm văn học, trước cái đẹp, trước những câu chuyện giữa con người và con người – đó chẳng phải là điều mà môn Văn trong nhà trường hướng tới sao?
Sách còn có thể là... trợ giảng đắc lực của thày cô. Tôi còn nhớ, ngày chúng tôi học về Trần Hưng Đạo, về “ba lần chiến thắng quân Nguyên”, cô giáo Sử khuyên đọc “Trăng nước Chương Dương”, “Trên sông truyền hịch” (Hà Ân). Và tôi đọc. Cảm xúc hào hùng của thời đại lập tức bao bọc lấy tôi. Những con người, những nhân vật lịch sử cười nói, giận hờn, thao thức... khiến tôi cứ trả bài môn Sử là lại nhìn thấy họ đâu đó xung quanh. Điều này khiến tôi nhớ bài nhanh hơn cả khả năng tôi thường nhớ được. Những trang sách ấu thơ như thế mãi là “suốt đời đi vẫn nhớ/ Như đám mây ngũ sắc ngủ trong đầu” (Bằng Việt)...
Từ những cảm xúc nhiều cung bậc có thể nhận được qua sách, trẻ được hướng dẫn về các giá trị sống và kỹ năng xã hội. Có thông điệp nào mà trẻ không thể nhận được qua sách?! Tình yêu thương, tình mẫu tử, phụ tử, sự trung thực, lòng quả cảm, niềm trắc ẩn... và nhiều giá trị nhân văn khác nữa! Nó sẽ có hiệu quả mạnh hơn hàng trăm, hàng ngàn lần so với việc trẻ phải ra rả các kết luận của bài học Giáo dục công dân. Một bạn nhỏ đọc xong cuốn “Anaruk, cậu bé ở Greenland” (Czeslaw Centkiewicz) đã chia sẻ rất ngây thơ: “Con đọc xong thấy quý những... món ăn mẹ nấu hơn.” Bạn khác lại bảo: “Con sẽ bắt chước người Eskimo, kể chuyện cười để khỏi cãi nhau với bạn! Vừa vui lại thoải mái, không làm ai buồn.” - đó là cách giải quyết mâu thuẫn của các bạn nhỏ ở Bắc cực. Cách hành xử của nhân vật, những câu chuyện nhà văn kể lại luôn có mục đích mà dễ hiểu, dễ tiếp thu thông qua rung cảm cá nhân giúp cho trẻ có nhiều trải nghiệm mới, từ đó xây dựng cho mình một bộ giá trị tinh thần – điều mà việc đánh giá hạnh kiểm ở trường không thể bao quát được.
Ở xã hội hiện đại bây giờ, khi mà những thông tin về hiện tượng trẻ bị trầm cảm hay nạn tự tử ở thanh thiếu niên tăng lên, thì sách còn nâng đỡ đứa trẻ trong tuổi khủng hoảng dậy thì, giúp nó tìm được sự cân bằng và những ý nghĩa tích cực của cuộc sống.
Để sách và các em được tự do đến với nhau
Như mặt trời mọc lên mỗi sáng, sách và những đứa trẻ dù sớm dù muộn cũng cần được tìm đến với nhau tự nhiên và giản dị nhất. Nếu thay đổi cách tiếp cận, thay đổi phương pháp hướng dẫn trẻ, chúng ta sẽ đạt được điều này. Ngay cả công nghệ thông tin với e-books và nhiều phương tiện khác nữa cũng sẽ đóng góp tích cực vào việc đưa trẻ vào thế giới kỳ diệu của sách, thế giới tri thức phong phú và tinh tế về cảm xúc, là một trong những gốc rễ bền vững của việc xây dựng con người sáng tạo và tử tế trong tương lai.
Hãy để những tủ sách chứa những cuốn sách sẽ là thày, là bạn thân thương của các em không bao giờ còn bị khóa trái!
TSGD Nguyễn Thụy Anh, chủ nhiệm CLB Đọc sách cùng con.
Bài đăng trên Tuổi trẻ số ra ngày 22/12/2014
Hoa trôi trên sóng nước
Dịch giả: Nguyên Phong
Con đường học đạo chưa bao giờ là con đường bằng phẳng như nhiều người đứng ngoài thường nghĩ. Mỗi chặng đường đều chứa những thử thách và kinh nghiệm, giúp con người tự nhìn và rút ra bài học riêng. Và không ít lần hành giả lầm đường lạc lối. Câu nói làm tôi nhớ mãi trong cuốn sách này là lời thiền sư Yasutani - người thầy cuối cùng dẫn dắt bà đến giác ngộ - "Ai dám bảo rằng 99 lần bắn hụt không liên quan gì đến lần thứ 100 bắn trúng hồng tâm?". Mọi sai lầm, lạc lối đều có giá trị nhất định với những ai vẫn luôn khao khát học hỏi trong tâm.
MỤC LỤC:
Ci cóp cho cọp nó ăn....
Viết vài dòng chơi, đọc tiếp cuốn nữa rồi viết tiếp vậy.
Văn hoá & Con người - Nguyễn Trần Bạt
"Văn hoá và con người" - như ông bộc bạch: Cuốn sách là một phần trong những cố gắng nhằm lý giải một số hiện tượng của cuộc sống xuất phát từ những đòi hỏi của chính nó. Ông không có tham vọng to tát mang tính triết học mà chỉ mong những nghiên cứu của mình như là kết quả của những suy tưởng khởi nguồn từ những ý niệm lắng lại trong tâm hồn mình, khi cuộc sống đã đi qua nó.
Chẳng hạn như về tự do, một đề tài trăn trở qua nhiều tiểu luận của ông, ông so sánh: Các công ty Mỹ như một tổ ong, có người ra và người vào, dựa trên một tiêu chuẩn nào đó với cơ chế thông thoáng. Mô hình này tốt hơn, bởi nó dựa trên sự tự do của con người, bởi vì sớm hay muộn, sự phát triển của xã hội cũng dựa trên sự thức tỉnh của các giá trị cá nhân. Toàn cầu hoá và hội nhập là một minh chứng cho sự dần mất đi của các giá trị khu trú để cho phép con người trở thành một đối tượng độc lập. Đó là cá nhân.
Lần đầu biết đến quyển sách này là sau khi đọc xong bài phỏng vấn, nhưng tìm mua thì không được, hoá ra bác Bạt không bán mà chỉ tặng, mà muốn được tặng thì phải liên hệ đến nói chuyện với bác ý, bác ý nói chuyện xong thấy ưng thì mới tặng.
Được tặng rồi gì dần dần cũng đưa cuốn sách này lên online (tại site ChungTa.com) để tất cả mọi người được đọc (tất nhiên là có sự đồng ý của bác Bạt).
Giờ note ra đây để ai cần đọc thì vào site ChungTa.com đọc (và cũng để dùng lại khi cần đọc lại).
Bìa cuốn sách "Văn hoá & Con người" và tác giả
Sách Đông Chu liệt quốc của NXB Văn học 2005 - Một sản phẩm của con buôn
Cũng vì mấy lý do, thứ nhất là mình thi thoảng lại mua lại những sách/truyện này đọc đi đọc lại, ở nhà cũng có đủ hết cả, duy bộ "Đông Chu Liệt Quốc" thì chửa có mua, thế nên tò mò là chính, đọc xem tại sao tác giả (ông Phạm Lưu Vũ) lại mở đầu bài viết bằng một cái tiêu đề mang tính chửi bới thậm tệ và miệt thị kinh thế. Đọc xong cái bài dài lều nghều này (cho dù tác giả bực lắm, cố ghìm lại để không chửi thêm nữa) thì hiểu được tại sao, và tự kết luận là "May mà mình chửa có đi mua cái bộ sách "không sửa đổi" này của NXB Văn Học", hú vía.
Trong bài viết, tất nhiên có nhiều đoạn tác giả chửi cái bọn biên tập củ chuối, nhưng mình đọc đoạn bình luận này thấy thú vị nhất, nên cọp ra đây phát để trích dẫn
...đoạn viết về Việt Vương Câu Tiễn, vì nếm phân Ngô Phù Sai, mà đến khi trở lại ngôi vua rồi mới mắc chứng hôi mồm (!). Quân sư Phạm Lãi bèn bắt tất cả triều đình đều phải nhai một thứ lá hái trên núi gọi là lá trấp, để cho mọi cái mồm cùng nhất tề thở ra tuyền một mùi hôi, giống như cái mùi hôi phát ra từ cửa miệng của đấng quân vương kia vậy... Thật là một hình ảnh tượng trưng thiên tài. Cái chuyện cam tâm thở ra một thứ thối tha để cùng a dua với đấng chí tôn của mình như thế, thì chẳng riêng gì lũ kẻ sĩ, quí tộc thượng đẳng cha mẹ dân của nước Việt thuở xưa, kể cả những đời sau này, đời nào mà chẳng có. Thậm chí cho đến tận bây giờ, “truyền thống” ấy hình như vẫn còn hiện hữu đâu đây...
Quí bạn có quan tâm về vụ này, mời đọc bản gốc tại liên kết dưới:
Sách Đông Chu liệt quốc của NXB Văn học 2005 - Một sản phẩm của con buônPhạm Lưu Vũ - Talawas.org
"Cánh đồng bất tận" không phản động nhưng...
Nhớ lại một ngày sau Tết có ngồi cả buổi chiều với ông Nguyễn Hoà (cái ông thích cãi cọ này nói rõ khoẻ) thì thấy ông ý khen nức nở Nguyễn Ngọc Tư và Cánh Đồng Bất Tận (kể cũng lạ vì cái ông này chẳng mấy khi khen ai mà toàn phang người ta, và bị anh em trong giới thi thoảng hỏi "..ạo ..ày ..ó ..óp ..ái ..ược ..on ..ào ..ông?"), nhưng đến Nguyễn Ngọc Tư thì chẳng thấy ông Nguyễn Hoà "choang" nữa, kể cũng lạ và cũng hay, và cũng để tò mò mà đi đọc chuyện này :-)
Nửa đêm ghé qua trang web của GS. Trần Hữu Dũng thấy ông đang bị "sốc" và kêu gọi mọi người bầy tỏ ý kiến về phát biểu của mấy gã "tuyên huấn cà chớn" này, nên ngứa tay viết vài dòng trong blog cá nhân. Nhưng khả năng hành văn cũng chẳng xịn lắm, vả lại cũng không có nhiều thời gian nên chẳng dám viết linh tinh gì nhiều, chỉ xin liệt kê danh sách các bài báo hoặc thảo luận liên quan xung quanh để quý bạn ghé thăm theo dõi, và nếu có thể sẽ tìm cách "phang" mấy gã tuyên huấn ngu đếu thể tả được.
Xin theo dõi theo mạch ở dưới:
- Lời kêu gọi của GS. Dũng ở trang Văn hoá - Giáo dục
- Cánh đồng bất tận không phản động nhưng... - Phát biểu ngu đếu thể tả được trên TTO, ngu nhất là đoạn bảo NTT mới học hết lớp 11 nên trình độ phọt phẹt, và đoạn kể lể một gã cựu chiến binh tên Nguyễn Hiền Thân ở Bà Rịa - Vũng Tàu tát con gái vì con gái gã đã khen CĐBT cũng ngu không kém.
- Vũng lầy bất tận - Phát biểu rất ngu của một gã Phó giám đốc Sở VHTT Cà Mau trên TTO, và cả ý kiến phản bác của bạn đọc. Không hiểu sao đến ngày nay cái thứ thối thây Sở VHTT hay Tuyên Huấn vẫn săm soi chữ nghĩa, cứ như Lộc Đỉnh Ký ý nhở, cbn.
- Ý kiến bạn đọc trên TTO - Chắc vài bữa nữa TTO sẽ ngập những đoạn này, tiếc rằng không phải forum chứ không mấy cái mẹt kia bị đập bôm bốp rồi
- Cánh đồng vẫn đầy ắp tình yêu... - Bạn đọc bầy tỏ chính kiến trên TTO rồi, sắp tới ra sao đây. Báo chí sắp có cái dzui rùi.. :D
- Trao đổi của Hoachuoi trên F-Network (Bài này khá hay) - Đúng ra là phải gọi là chửi gã kia ngu mới đúng :D
Thui, đến đây thì dừng. Xin liệt kê nốt cái báo cáo của lũ tuyên huấn tỉnh Cà Mau phát.
Hành trình về Phương Đông
Tò mò đọc thử thì thấy rất cuốn hút và càng đọc thì càng thấy thú vị. Khi đó cũng không rõ tác giả là ai, chỉ biết đó là một nhóm các nhà khoa học của Anh Quốc (và tất nhiên cũng không biết dịch giả là ai cả - sau mới biết là Nguyên Phong). Đọc xong thì trả, và từ đó cũng không thấy nữa.
Sau đó muốn đọc lại, có ra hiệu sách hỏi (hình như là ở Hiệu sách Tràng Tiền thì phải), thì được cô bán sách ở đó giáo huấn đây là "sách cấm" và không được phép ban hành. Lúc đó cũng thấy lạ, ông bạn nhắc, rồi cô bán sách "dạy dỗ" nhưng tôi chẳng hiểu tại sao lại bị cấm (lúc đó thôi, bây giờ thì không thấy nói là bị cấm). Cho dù nội dung có nhiều chỗ không thể (hoặc chưa thể) chứng minh, nhưng nó đem đến nhiều điều thú vị, và một trong những điều thú vị đó là sự tranh cãi rằng nó có phù hợp với xã hội Việt Nam hay không, hay nó là cấm hay không?
Rồi đến năm 1997, Internet vào Việt Nam và tất cả chúng ta có nhiều cơ hội để đọc, khai thác thông tin và trao đổi nhiều hơn. Lẽ tất nhiên, một cuốn sách thú vị thế này thì kiểu gì cũng sẽ xuất hiện trên Internet.
Tôi cũng đã đọc lại (đọc lướt thôi) từ kha khá lâu rồi, nhưng ngày hôm nay quyết định post lại tại đây để khi nào rảnh rang hơn đọc lại, để ngẫm nghĩ (và cũng có thể lấy làm chủ đề để trao đổi - cãi cọ vậy 😜😆😊).
Tác phẩm "Life and Teaching of the Masters of the Far East" (1935), hồi ký của Dr. Blair T. Spalding (1857 – 1953) Một phần của hồi ký đã được Nguyên Phong chuyển ngữ với tựa đề “Hành Trình Về Phương Đông”.
Nguyên tác có tất cả sáu quyển ghi nhận đầy đủ về cuộc hành trình gay go nhưng lý thú và tràn đầy sự huyền bí ở Ấn độ, Tây Tạng, Trung hoa và Ba Tư. Ba quyển đầu ghi lại những cuộc thám hiểm của phái đoàn từ Anh sang Ấn, sự gặp gỡ giữa phái đoàn và những vị thầy tâm linh sống ở Á châu, và ở dãy Hy Mã Lạp Sơn. Ba quyển sau là những ghi nhận riêng của giáo sư Spalding về các cuộc hành trình. Sự trao đổi kiến thức giữa phái đoàn và các vị thầy tâm linh, với bản tường trình của phái đoàn đã đưa đến những cuộc tranh luận sôi nổi. Cuối cùng thì ba người trong phái đoàn đã trở lại Ấn Độ sống đời ẩn sĩ. Hồi ký của giáo sư Spalding là một công trình nghiên cứu nghiêm túc với nhiều dự kiện được phái đoàn ghi nhận đầy đủ một cách khoa học, và cho đến nay vẫn còn nhiều đọc giả hâm mộ, nhiệt liệt tán thưởng các quyển hồi ký này.
MỤC LỤC:
- Lời nói đầu
- Chương 1: Một người Ấn lạ kỳ
- Chương 2: Người đạo sĩ thành Benares
- Chương 3: Khoa Học Thực Nghiệm Và Khoa Học Chiêm Tinh Bí Truyền
- Chương 4: Trên Đường Thiên Lý
- Chương 5: Thành Phố Thiêng Liêng
- Chương 6: Những Sự Kiện Huyền Bí
- Chương 7: Vị Đạo Sĩ Có Thể Chữa Mọi Thứ Bệnh
- Chương 8: Đời Sống Siêu Nhân Loại
- Chương 9: Cõi Vô Hình
- Chương 10: Hành trình về Phương Đông
Đôi dòng về Nguyên Phong:
Nguyên Phong - John Vu (Vũ Văn Du)
Tác phẩm phóng tác “Hành trình về phương Đông” của tác giả Nguyên Phong quá xuất sắc và khác biệt so với bất kỳ bản gốc nào, nên vào năm 2009 NXB BookSurge Publishing tại New York cùng hai dịch giả Poven Leace và Biện Giang đã liên hệ xin phép Nguyên Phong để dịch ngược sang tiếng Anh với tựa “Journey to the East” với tên Nguyên Phong ở ngoài bìa ở vị trí như một tác giả.
Vậy Nguyên Phong là ai mà độc giả hâm mộ đến như vậy? Ông là John Vu (tên Việt là Vũ Văn Du), giáo sư ngành công nghệ sinh học (Biotechnology) & kỹ nghệ phần mềm (Software Engineering) ở Đại học Carnegie Mellon, Hoa Kỳ.
Các tác phẩm do ông dịch đã được First News xuất bản ở Việt Nam gồm: “Ngọc sáng trong hoa sen”, “Bên rặng Tuyết Sơn”, “Hoa trôi trên sóng nước”, “Minh triết trong đời sống”, “Đường mây qua xứ tuyết”…
Liên kết: Blog của GS. John Vu - Facebook của GS. John Vu (tuy nhiên đã dừng hoạt động do xuất hiện một số cá nhân mạo nhận sử dụng hình ảnh của GS để lừa đảo)
Đọc nhiều nhất
-
Giao diện mới, tinh thần mới, ... và nhiều cái mới...
Để cái weblog với giao diện cũ (màu xanh và xám) suốt hơn 1 năm, nhìn cũng thấy chán mắt rồi. Thế nên quyết định làm lại một cái mới (vì cũn... -
Đăng bài trên blog bằng cách gửi email
Tự dưng cái app Blogger bị remove khỏi app store nên mới phải dùng cách này. Để thực hiện được thì phải vào phần cài đặt email của blog ch... -
Lucky và Mèo Ngố
Đây là ảnh của con chó Lucky, con chó cuối cùng mà gia đình tớ nuôi. Hồi năm 1995, lúc tớ mở một cái Trung tâm Đào tạo Tin học, con Lucky ... -
Xem phim trực tuyến trên Internet
Hôm qua mở phần statistic của blog ra ngó, thấy cũng kha khá người mở blog của tui vì có cụm từ "xem phim trực tuyến" hoặc liên qu... -
Chíp ngố uốn éo...
Hôm qua, mở mặt ra sau một đêm ngủ li bì, vừa mới ra khỏi phòng thì thấy con mèo ngố ngồi ở chân cầu thang kêu eo éo, uốn a uốn éo, thế nên ... -
Phim: Buddha – Cuộc Đời Đức Phật Thích Ca
Bộ phim Buddha về cuộc đời Đức Phật Thích Ca Mâu Ni từ đản sanh đến niết bàn. Bộ phim lấy cảm hứng ( hoặc cũng có thể gọi là được chuyển t... -
Nếu không có thực lực, bạn chỉ là kẻ ăn bám
Dựa vào núi núi đổ, dựa vào người người chạy, chỉ có tự dựa vào chính mình mới là đáng tin cậy nhất. Ba mẹ có là ông nọ bà kia đi chăng nữa...
Tham khảo
Liên kết web
Phân loại
Báo chí
(55)
Văn hoá
(33)
Tâm lý
(28)
Tán nhảm
(27)
Công nghệ
(25)
Blog
(17)
Xã hội
(16)
Nghề nghiệp
(15)
Phim
(15)
Quora
(14)
Con người
(13)
Kinh doanh
(13)
Nhạc
(13)
Cuộc sống
(11)
Marketing
(11)
Công cụ
(10)
Kỹ năng
(10)
Lập trình
(10)
Lịch sử
(10)
Sách
(10)
Phát triển
(9)
Cặp đôi
(8)
Thiền
(7)
Tình yêu
(7)
Tản mạn
(7)
Sức khoẻ
(6)
Chính trị
(5)
Giáo dục
(5)
Hạnh phúc
(4)
Kim Dung
(4)
Kiếm hiệp
(4)
Mạng xã hội
(4)
Phần mềm
(4)
Tiền tệ
(4)
Tài chính
(4)
Phát triển cá nhân
(3)
Tâm linh
(3)
Quản lý công việc
(2)
Quản lý thời gian
(2)
Thực hành
(2)
Tiếp thị
(2)
Chăm sóc khách hàng
(1)
Làm việc
(1)
Lãnh đạo cá nhân
(1)
Nguỵ biện
(1)
Quản lý cá nhân
(1)
Thương hiệu
(1)