LTS: Tết đến, năm cũ qua năm mới đến, tình cờ kênh của Thầy Minh Niệm có một trích đoạn riêng về tha thứ với giọng đọc Phan Anh. Chủ đề này sẽ còn kéo dài suốt cuộc đời của một con người khi người đó vẫn sống, vẫn yêu. Vậy nên re-post lại đoạn hướng dẫn thiền định tha thứ của tác giả Gina Sharpe trong cuốn "The power of forgiveness".
Phần lớn chúng ta nghĩ về tình yêu như là một điều gì đó xảy đến với mình. Chúng ta rơi vào tình yêu, chúng ta bị phải lòng ai đó.Nhưng điều tôi thích về nghiên cứu này đó là cách mà nó giả định rằng tình yêu là một hành động. Nó giả định rằng điều quan trọng với anh thì cũng quan trọng với tôi, bởi vì chúng tôi có ít nhất là 3 điểm chung, bởi vì chúng tôi đều gần gũi với mẹ mình, và bởi vì anh để tôi nhìn vào anh.
Tình yêu không xảy đến với chúng ta. Chúng ta yêu bởi vì chúng ta quyết định làm như vậy.
Có nhiều cách mà chúng ta thường nghe hoặc đưa ra lời xin lỗi. Chúng ta đã học cách xin lỗi khi chúng ta nhận ra rằng chúng ta đã không công bằng đối với người khác hoặc khi chúng ta cảm thấy rằng chúng ta đã vô tình khiến ai đó đau khổ.
Tuy nhiên, điều gì sẽ xảy ra trong trường hợp chúng ta cố ý và sẵn sàng làm tổn thương ai đó? Liệu chúng ta có thể thực sự hối hận về hành động của mình không, và nếu có, làm sao người kia có thể biết được lời xin lỗi của chúng ta có phải là lời xin lỗi trung thực hay không?
Dưới đây, 4 cách có thể giải mã "một lời xin lỗi trung thực" từ "một lời xin lỗi giả".
Trước hết chúng ta cần phân biệt giữa kiểu xin lỗi chân thành và kiểu xin lỗi giống như một phần thưởng hoặc một sự đãi ngộ hơn là sự hối hận thực sự. Một lời xin lỗi không chân thành có thể xuất hiện dưới hình thức hoa, đồ trang sức, chuyến đi, sự chiều chuộng, đáp ứng tình dục.
Bằng cách này, người tiếp nhận những điều trên có thể bị nhầm lẫn, với cảm giác bị thao túng dưới hình thức nhận phần thưởng vì đã dung thứ cho hành vi không thể chấp nhận được, thay vì nhận được tình yêu và sự thấu hiểu.
"Tôi xin lỗi nhưng ..." là cách tiêu chuẩn để đưa ra lời xin lỗi phòng thủ. Khi ai đó bắt đầu xin lỗi, sau đó bắt đầu lý luận về chính điều mà họ đang xin lỗi, dựa trên các hành động trước đây của bên kia, thì đó là một lời xin lỗi giả.
Có nghĩa là họ không nhất thiết phải nhận ra lỗi của mình, vì họ đang biện minh cho hành động của mình dựa trên hành vi của người kia.
Lời xin lỗi biện hộ thường được nghe trong các tình huống mà ai đó thực sự cảm thấy rằng họ, bản thân họ, đã bị đối xử bất công và họ không được hiểu.
Nhưng vào cuối ngày, mọi người đều phải chịu trách nhiệm về hành động của mình độc lập với người khác => "Hành động sai trái của bạn không làm tôi sai thêm chút nào".
Đôi khi một lời xin lỗi được thể hiện một cách quá kịch tính và nó được coi là một nỗ lực tuyệt vọng để cảm thấy được chấp nhận hơn là thực sự hối lỗi.
Một lời xin lỗi kịch liệt thường xuất hiện dưới hình thức khóc lóc, van xin và trong những trường hợp nghiêm trọng, nó như một lời đe dọa làm hại bản thân để đảm bảo rằng được bên kia tha thứ và chấp nhận.
Kết quả là trong những trường hợp như vậy, chúng ta có xu hướng tha thứ vì chúng ta cảm thấy có lỗi với người đó và chúng ta muốn thể hiện sự hối hận của mình đối với những đau khổ của họ.
Vì vậy, điều thường xuất phát từ điều này là phản ứng đồng cảm với nỗi đau của ai đó hơn là sự tha thứ thực sự.
Đổ lỗi thường được quan sát trong trường hợp ai đó xin lỗi một cách biện hộ. Bảo vệ bản thân và bảo vệ lòng tự trọng và sự chính trực của mình, đôi khi mọi người có xu hướng đổ lỗi cho người mong đợi được nghe lời xin lỗi.
Nhưng điều này, một lần nữa, là một minh chứng cho việc một người không chấp nhận lỗi lầm của mình hơn là một lời xin lỗi chân thành.
Thầy và em chưa gặp nhau. Đây là lỗi của em... Em muốn báo với thầy là em sẽ nghỉ khóa học của thầy. Việc trượt môn là lỗi của em. Em xin phép hẹn thầy tại văn phòng để thầy ký giấy báo trượt cho em được không ạ? Em cực kỳ xấu hổ. Lần sau em sẽ thay đổi cách học hành. Nhưng mà, giờ điều kiện tài chính nên phải đến năm sau em mới đi học lại được.
Khi ta trưởng thành, chúng ta có khả năng đặt lợi ích dài lâu lên thành ưu tiên trước những mong muốn, khát khao ngắn hạn.Dần dà, ta nhận thấy rằng nguồn gốc của vài niềm vui sướng lớn nhất của mình cũng bắt đầu từ đó. Ta tìm được sự an yên thực thụ nhờ đi về nhà, về nơi mà ta thật sự yêu thương; ta xuất hiện trong với diện mạo tươi tắn rạng rỡ và sẵn lòng giao thiệp hơn khi sửa soạn, chuẩn bị theo cách mà mình muốn; ta gặt hái lợi ích qua việc lao động chăm chỉ như tập thể dục, và gắn bó với một con đường sự nghiệp cụ thể.
Cội rễ của bất hạnh chính là việc không sẵn lòng nhận lấy trách nhiệm cho cuộc sống của mình.Thế nhưng, với việc một người nhìn chung sẽ tự đứng ra chịu trách nhiệm để sửa chữa cuộc đời của mình và hồi phục bản thân, thì hai thứ trên (trầm cảm và sự chưa trưởng thành) lại thường bổ sung cho nhau. Sự non nớt có thể là một nét tính cách, nhưng nó vẫn dễ uốn nắn.
Những thứ “thầm lặng” giết chết mối quan hệ mà bạn không lường trước được
Hành động đó phản ánh nhân cách của họ hơn là nhân cách của bạn
“Năng lượng của bạn tồn tại trong tâm trí, không phải từ những sự kiện bên ngoài. Hãy nhớ điều này và bạn sẽ tìm thấy sức mạnh.”
“Chúng ta không thể kiểm soát miệng lưỡi xấu xa của người khác, nhưng một cuộc đời tốt đẹp cho phép chúng ta không cần quan tâm đến những lời lẽ xấu xa ấy.”
Vui tính là một trạng thái tâm lý đầy tính triết học; như kiểu ta nói với Mẹ Thiên nhiên rằng chúng ta coi bả không nghiêm túc gì hơn bả coi chúng ta đâu à nha. Tôi cho rằng triết học luôn luôn phải đi đôi với tiếng cười.