Hiển thị các bài đăng có nhãn Phát triển. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiệu ứng domino và bí quyết tạo lập chuỗi các thói quen tích cực trong cuộc sống
Các hành vi của con người đều có mối liên hệ tương tác lẫn nhau
Hãy lấy ví dụ về trường hợp của Jennifer Lee Dukes. Sau hơn 2 thập kỷ, từ khi tốt nghiệp đại học cho đến khi ngoài 40, cô không hề biết đến việc dọn giường là gì, trừ khi có mẹ hay khách khứa đến thăm nhà.
Những tủ sách bị khoá trái...
Đọc note "Những tủ sách bị khoá trái..." của TS. Thuỵ Anh (Chủ nhiệm CLB Đọc sách cùng con) trên Facebook, thấy hay và gần ghi nhớ một số điểm nên pốt lại ở đây.
Nguồn: FB Thuỵ Anh (https://www.facebook.com/notes/10152489753716814/)
-------------------------------------------------------------------------------------------------
Có một hình ảnh khiến tôi lâu nay vẫn day dứt khi nghĩ về cái gọi là “văn hóa đọc” của Việt Nam. Đó là một ngày cách đây gần 5 năm, khi tôi đến chơi nhà một người bạn. Anh chị đang đốc thúc con học. Góc nhà có một tủ đầy ắp sách nhưng bị khóa chặt. Bố mẹ quyết định chỉ được đọc khi … nghỉ hè để không ảnh hưởng đến việc học. Mà kỳ nghỉ hè của chúng thì giờ đây bị “cắt giảm” chỉ còn vẻn vẹn một tháng! Các cô cậu nhỏ phải tập trung học kiến thức, đắm chìm vào các kỳ thi, rảnh ra chút nào lại đăng ký học các lớp kỹ năng sống, lấy đâu ra thời gian cho sách!
Vậy đấy! “Những cuộc phiêu lưu kỳ thú của tuổi nhỏ” bị nằm im trong tủ sách, trong thư viện nhà trường, để rồi sau đó, chúng ta lại la lên trên mặt báo về một văn hóa đọc đang đi xuống, rằng mỗi người Việt đọc trung bình 0,8 cuốn sách một năm!... (!) (Số liệu mà Bộ Văn hóa-Thể thao- Du lịch đưa ra tháng 4/2013)
Điều gì có thể cản trở văn hóa đọc?
Đó là một thái độ xã hội đối với việc đọc sách. Việc không kết nối được sách với chương trình học tập nặng nề của trẻ cũng là môt cách cản trở văn hóa đọc. Cách dạy đọc hiểu ở trường theo quy trình khô cứng, không hoặc ít tương tác cũng sẽ dần triệt tiêu cảm xúc đọc của trẻ, khiến chúng ta mất đi một thế hệ bạn đọc mới ngay từ khi họ chớm tiếp cận với thế giới văn chương.
Điều này không chỉ xảy ra ở Việt Nam. Một nhà giáo, diễn giả, một chuyên gia về văn hóa đọc của Tổ chức đọc sách quốc tế (IRA) ở California – Kelly Gallangher năm 2009 đã phân tích và đưa ra 4 nguyên nhân dẫn đến việc “triệt tiêu năng lực đọc”, trong đó đặc biệt cần chú ý đến 2 nguyên nhân: nhà trường chú trọng việc luyện thi cho học sinh hơn là dạy chữ dạy người; cấu trúc quyền lực trong nhà trường và lớp học, phương pháp giảng dạy tiêu cực đã làm suy giảm trải nghiệm việc đọc tự do và chân thành của trẻ (theo thông tin của nhà nghiên cứu Trương Huyền Chi).
Ngoài ra, nhiều người gần đây bày tỏ sự lo lắng chính đáng về sức hấp dẫn của thế giới nghe nhìn phong phú – những games, những phim ảnh, mạng xã hội sẽ chiếm một thời lượng lớn trong cuộc sống con người, để góc của những cuốn sách giấy đương nhiên bị thu hẹp. Nếu không thận trọng ngay từ bước đầu cho trẻ tiếp cận các phương tiện công nghệ, những say mê không đúng cách với thế giới ảo có khả năng thủ tiêu mãi mãi mối liên hệ giữa trẻ và sách.
Đọc sách là tự học
Trên thực tế, những cuốn sách bị khóa kia hoàn toàn có thể hỗ trợ bọn trẻ trong việc học, chưa nói là có thể trở thành một người thày thực sự, với dẫn dắt mềm mại của mình khiến đứa trẻ tham gia vào quá trình tự học, tự đào tạo một cách tự nhiên nhất. Trước hết là mở rộng vốn từ, sử dụng các cấu trúc ngữ pháp nhuần nhuyễn từ lúc nào không biết thay vì khổ sở với mớ lý thuyết “danh từ, cụm danh từ, động từ và cụm động từ...” mà trẻ phải học ra rả để trả bài thi. Từ vựng của nhà văn được đặt trong không gian câu chuyện, khơi gợi tưởng tượng và cảm nhận thế giới bằng mọi giác quan. Chẳng hạn, khi các bé tiểu học đọc “Những chiếc áo ấm” của Võ Quảng theo phương pháp tương tác, các bạn nhanh chóng nhớ những từ và cụm từ “mưa phùn”, “gió bấc”, “lất phất”, “run lên bần bật”. Các em có thể minh họa bằng động tác cơ thể cho mỗi từ, mỗi hình ảnh và sau đó ngay lập tức có thể dùng chúng cho lời nói, câu văn của mình vừa chính xác, vừa tràn ngập cảm xúc. Có em nói: “Vừa nghe đến từ MƯA PHÙN là con đã run hết cả lên vì lạnh, nhưng cũng thích thích vì nghĩ đến Tết!”. Và đây chính là điều tuyệt vời nhất mà sách có thể mang đến cho trẻ: cảm xúc! Khả năng rung động trước một tác phẩm văn học, trước cái đẹp, trước những câu chuyện giữa con người và con người – đó chẳng phải là điều mà môn Văn trong nhà trường hướng tới sao?
Sách còn có thể là... trợ giảng đắc lực của thày cô. Tôi còn nhớ, ngày chúng tôi học về Trần Hưng Đạo, về “ba lần chiến thắng quân Nguyên”, cô giáo Sử khuyên đọc “Trăng nước Chương Dương”, “Trên sông truyền hịch” (Hà Ân). Và tôi đọc. Cảm xúc hào hùng của thời đại lập tức bao bọc lấy tôi. Những con người, những nhân vật lịch sử cười nói, giận hờn, thao thức... khiến tôi cứ trả bài môn Sử là lại nhìn thấy họ đâu đó xung quanh. Điều này khiến tôi nhớ bài nhanh hơn cả khả năng tôi thường nhớ được. Những trang sách ấu thơ như thế mãi là “suốt đời đi vẫn nhớ/ Như đám mây ngũ sắc ngủ trong đầu” (Bằng Việt)...
Từ những cảm xúc nhiều cung bậc có thể nhận được qua sách, trẻ được hướng dẫn về các giá trị sống và kỹ năng xã hội. Có thông điệp nào mà trẻ không thể nhận được qua sách?! Tình yêu thương, tình mẫu tử, phụ tử, sự trung thực, lòng quả cảm, niềm trắc ẩn... và nhiều giá trị nhân văn khác nữa! Nó sẽ có hiệu quả mạnh hơn hàng trăm, hàng ngàn lần so với việc trẻ phải ra rả các kết luận của bài học Giáo dục công dân. Một bạn nhỏ đọc xong cuốn “Anaruk, cậu bé ở Greenland” (Czeslaw Centkiewicz) đã chia sẻ rất ngây thơ: “Con đọc xong thấy quý những... món ăn mẹ nấu hơn.” Bạn khác lại bảo: “Con sẽ bắt chước người Eskimo, kể chuyện cười để khỏi cãi nhau với bạn! Vừa vui lại thoải mái, không làm ai buồn.” - đó là cách giải quyết mâu thuẫn của các bạn nhỏ ở Bắc cực. Cách hành xử của nhân vật, những câu chuyện nhà văn kể lại luôn có mục đích mà dễ hiểu, dễ tiếp thu thông qua rung cảm cá nhân giúp cho trẻ có nhiều trải nghiệm mới, từ đó xây dựng cho mình một bộ giá trị tinh thần – điều mà việc đánh giá hạnh kiểm ở trường không thể bao quát được.
Ở xã hội hiện đại bây giờ, khi mà những thông tin về hiện tượng trẻ bị trầm cảm hay nạn tự tử ở thanh thiếu niên tăng lên, thì sách còn nâng đỡ đứa trẻ trong tuổi khủng hoảng dậy thì, giúp nó tìm được sự cân bằng và những ý nghĩa tích cực của cuộc sống.
Để sách và các em được tự do đến với nhau
Như mặt trời mọc lên mỗi sáng, sách và những đứa trẻ dù sớm dù muộn cũng cần được tìm đến với nhau tự nhiên và giản dị nhất. Nếu thay đổi cách tiếp cận, thay đổi phương pháp hướng dẫn trẻ, chúng ta sẽ đạt được điều này. Ngay cả công nghệ thông tin với e-books và nhiều phương tiện khác nữa cũng sẽ đóng góp tích cực vào việc đưa trẻ vào thế giới kỳ diệu của sách, thế giới tri thức phong phú và tinh tế về cảm xúc, là một trong những gốc rễ bền vững của việc xây dựng con người sáng tạo và tử tế trong tương lai.
Hãy để những tủ sách chứa những cuốn sách sẽ là thày, là bạn thân thương của các em không bao giờ còn bị khóa trái!
TSGD Nguyễn Thụy Anh, chủ nhiệm CLB Đọc sách cùng con.
Bài đăng trên Tuổi trẻ số ra ngày 22/12/2014
7 giai đoạn của quá trình kinh doanh
Những ai lao vào con đường kinh doanh, nuôi chí trở thành ông chủ doanh nghiệp nên biết rằng từ ngày đầu thành lập cho đến lúc tan rã trong kinh doanh họ sẽ phải trải qua các giai đoạn khác nhau. Trên thực tế tiến trình của con đường kinh doanh gồm có 7 giai đoạn. Nắm được 7 giai đoạn đó và biết cách lên kế hoạch sắp xếp cho chúng là điều hết sức quan trọng để đạt được những bước thành công trong kinh doanh của các chủ doanh nghiệp.
1. Giai đoạn "gieo hạt"
Đó là giai đoạn mà việc kinh doanh chỉ tồn tại trong suy nghĩ hay nói cách khác đó chỉ là ý tưởng, ý đồ kinh doanh. Giai đoạn này còn được gọi là giai đoạn "khai sinh" doanh nghiệp mới. Hầu hết các công ty trong giai đoạn này sẽ cần vượt qua thử thách: chấp nhận thị trường và theo đuổi 1 thời cơ thích hợp riêng biệt. Trong giai đoạn này chủ các doanh nghiệp nên cẩn trọng, không nên rải các nguồn tài chính quá mỏng.Điểm trọng tâm của giai đoạn này làm sao chọn thời cơ kinh doanh phù hợp với kỹ năng, kinh nghiệm và niềm đam mê để khởi nghiệp. Và cũng đừng quên những điểm mấu chốt quan trọng khác đó là: quyết định chọn cơ cấu quyền sở hữu doanh nghiệp, tìm cố vấn chuyên nghiệp, và lập kế hoạch kinh doanh.
Những nguồn tài chính cho việc phát triển trong giai đoạn này có thể rất khó khăn để định vị. Bởi lẽ ở giai đoạn này, doanh nghiệp sẽ phải tự tìm kiếm thị trường, khách hàng cho chính mình. Doanh nghiệp có thể sẽ phải dựa vào nguồn vốn vay mượn từ chủ sở hữu, bạn bè, gia đình, hay các nhà đầu tư cá nhân. Ngoài ra doanh nghiệp cũng có thể sử dụng vốn từ nguồn khác như: nhà cung cấp, khách hàng, các khoản viện trợ của chính phủ.
2. Giai đoạn khởi động
Doanh nghiệp vừa được hình thành và tồn tại một cách hợp pháp. Các sản phẩm và dịch vụ hiện đã đi vào sản xuất và đã có những khách hàng đầu tiên. Trong giai đoạn kinh doanh này, những đòi hỏi về vốn và thời gian tìm kiếm thị trường được đánh giá khá cao. Và thử thách căn bản ở đây đó là không được để những khoản tiền dù là nhỏ nhất tuột khỏi tay. Chủ doanh nghiệp phải học cách khảo sát "tính thực tế" những nhu cầu từ phía khách hàng có thể mang lại lợi nhuận và chắc chắn rằng việc kinh doanh đang đi đúng hướng.Giai đoạn khởi động đòi hỏi doanh nghiệp phải thiết lập cơ sở khách hàng và thị trường cùng với nguồn ngân lưu được kiểm soát và theo dõi. Nguồn vốn hỗ trợ cho sự phát triển trong giai đoạn này có thể kêu gọi từ người sở hữu, bạn bè, gia đình, nhà cung cấp, khách hàng, đi vay hay các khoản viện trợ.
3. Giai đoạn phát triển
Ở giai đoạn này, doanh nghiệp đã trải qua "những năm chập chững biết đi" và nay phát triển thành một "đứa trẻ" thực sự. Các khoản doanh thu và khách hàng đang tăng lên điều đó đồng nghĩa với sự xuất hiện của những thời cơ mới cũng như những thách thức mới. Lợi nhuận sinh trưởng kéo theo tính cạnh tranh cũng tăng. Thử thách khốc liệt nhất trong giai đoạn này mà công ty phải đối mặt với đó chính là thực đơn không đổi các vấn đề đưa ra để giành lấy thời cơ và các nguồn tài chính. Để làm được điều đó đòi hỏi chủ doanh nghiệp phải có phương pháp quản lý hiệu quả cao và có thể lên kế hoạch kinh doanh mới. Học hỏi để đào tạo nhân viên như thế nào cũng như việc quản lý và nghệ thuật giao phó, uỷ thác là chìa khoá cho sự thành công của giai đoạn này.Chu trình nhịp sống tăng trưởng của các doanh nghiệp dựa trên sự vận hành của chính doanh nghiệp ấy theo một cách thức chuẩn hơn nhằm đáp ứng với khối lượng bán hàng và lượng khách hàng ngày càng tăng. Do đó doanh nghiệp cần áp dụng những hệ thống quản lý, phương pháp tính toán và vận hành tốt hơn. Đồng thời doanh nghiệp cũng cần tìm kiếm và tuyển dụng những nhân viên có khả năng xử lý tốt các vấn đề phát sinh trong quá trình kinh doanh. Nguồn vốn doanh nghiệp có thể tận dụng trong giai đoạn này đó là vay từ ngân hàng, từ lợi nhuận, đối tác, viện trợ và những lựa chọn cho thuê.
4. Giai đoạn ổn định
Trong giai đoạn thiết lập việc kinh doanh của công ty dường như đã "chín" và phát đạt với số lượng khách hàng trung thành chiếm vị trí trên thương trường. Tăng trưởng bán hàng không còn bùng nổ như trước nhưng vẫn duy trì trong tầm kiểm soát. Việc kinh doanh cũng trở thành một "thói quen" với các tiến trình tại chỗ nhằm bảo đảm cho tính kiên định, lâu dài đối với sự phát triển của doanh nghiệp.Giai đoạn này doanh nghiệp có thể "tạm nghỉ ngơi" và hài lòng với những thành tích đã đạt được. Chủ doanh nghiệp đã làm việc cật lực và cũng cần thư giãn, tuy nhiên thương trường vô cùng tàn nhẫn, khốc liệt và mang tính cạnh tranh cao. Do vậy doanh nghiệp cần có một điểm tựa vững mạnh hơn trong hình ảnh lớn hơn. Những vấn đề như nhân tố kinh tế, tính cạnh tranh hay sự thay đổi thị yếu của khách hàng cũng như xu hướng có thể nhanh chóng làm cho mọi cố gắng trên của doanh nghiệp trở thành "công cốc công cò". Do vậy chu trình nhịp sống của doanh nghiệp được thiết lập sẽ phải dựa trên những cải tiến và hoạt động năng suất.
Để có thể cạnh tranh được với thị trường vốn, chủ doanh nghiệp sẽ cần đến những hoạt động kinh doanh tốt hơn và quy mô lớn hơn cùng với kỹ thuật tự động hoá và đổi mới các thiết bị nhằm cải thiện năng suất kinh doanh. Nguồn vốn cho giai đoạn này có thể lấy từ các khoản lợi nhuận, vay ngân hàng, nhà đầu tư và các khoản viện trợ của chính phủ. Con đường kinh doanh gồm 7 giai đoạn nhưng không phải chúng diễn ra theo trình tự. Một số doanh nghiệp mới được thành lập nhưng chuyển từ giai đoạn khởi động đến tan rã rất nhanh.
5. Giai đoạn mở rộng
Sự tăng trưởng mới trong thị trường mới và các kênh phân phối là những đặc trưng cơ bản dễ thấy trong giai đoạn này. Đây là giai đoạn cho sự lựa chọn của các ông chủ doanh nghiệp nhỏ nhằm chiếm lĩnh những phần lớn hơn của cổ phần thị trường và tìm kiếm nguồn doanh thu mới cũng như các kênh kinh doanh khác mang lại lợi nhuận. Việc mở rộng vào những thị trường mới đòi hỏi sự nghiên cứu và lên kế hoạch cho việc kinh doanh ở giai đoạn "gieo hạt" và "khởi động". Chủ doanh nghiệp nên tập trung những công việc kinh doanh mạo hiểm một chút. Điều này sẽ làm giàu thêm khả năng hiện tại và kinh nghiệm của chính họ.Tiến lên phía trước lao vào những lĩnh vực kinh doanh mới không liên quan có thể là cách thử sức với những thử thách tàn khốc. Cụ thể là doanh nghiệp nên tăng thêm những sản phẩm, dịch vụ mới và tung ra thị trường hiện tại hay mở rộng những sản phẩm dịch vụ đã có vào thị trường mới, vào các đối tượng khách hàng khác nhau và hoặc thị trường định hướng tới. Nguồn vốn cho giai đoạn mở rộng có thể lấy từ liên doanh, các ngân hàng, nhà đầu tư mới, đối tác.
6. Giai đoạn suy thoái
Những thay đổi về điều kiện thị trường, xã hội, nền kinh tế có thể làm giảm số lượng bán hàng, do đó lợi nhuận cũng giảm theo. Vấn đề này có thể làm cho nhiều doanh nghiệp nhỏ phá sản nhanh hơn. Bởi các doanh nghiệp trong giai đoạn này sẽ phải đương đầu với rất nhiều thử thách như lợi nhuận và doanh số bán hàng suy giảm, dòng ngân lưu có thể rơi vào tình trạng thâm hụt. Vấn đề lớn nhất đó là kéo dài thời gian để doanh nghiệp có thể hỗ trợ cho dòng ngân lưu đang không mấy khả quan này.Chủ doanh nghiệp có thể bắt đầu tự hỏi liệu đã đến lúc chuyển sang giai đoạn cuối cùng của chu trình nhịp sống doanh nghiệp - giai đoạn từ bỏ (tan rã) hay chưa. Họ cũng nên tìm kiếm những cơ hội mới, những mạo hiểm kinh doanh mới. Biện pháp cắt giảm chi phí và tìm ra những hướng đi mới nhằm mở rộng dòng ngân lưu là những việc làm cấp bách, cần thiết cho giai đoạn này. Nguồn vốn có thể huy động từ nhà cung cấp, khách hàng, những người sở hữu.
7. Giai đoạn tan rã
Giai đoạn này là thời điểm toàn bộ cả năm cố gắng và làm việc vất vả lao vào kinh doanh đồng khởi ra đi, hoặc nó có thể hiểu đơn giản là chấm dứt công việc kinh doanh toàn bộ. Việc bán doanh nghiệp là điều khó tránh khỏi, nó đòi hỏi phải đánh giá thực tế tình hình công ty kỹ càng. Những năm làm việc cật lực để xây dựng công ty đôi khi thật khó khăn nén lại để xem xét đánh giá tình hình thực tế để quyết định đâu là giá trị đích thực của công ty (vị thế của công ty) trong thương trường hiện tại.Nếu một ông chủ doanh nghiệp bắt đầu tìm cách để đóng cửa doanh nghiệp, thì ông ta sẽ phải đối mặt với thử thách liên quan đến vấn đề tài chính và tâm lý của sự thua lỗ. Đó là việc cần thiết để có được giá trị đích thực và chuyên nghiệp của công ty. Chủ doanh nghiệp cũng nên xem xét cách vận hành, rào cản cạnh tranh và cách quản lý sao cho công ty có thể đáp ứng và làm hài lòng khách hàng.
Trong giai đoạn này, việc thiết lập văn bản thoả thuận mua bán hợp pháp cùng với kế hoạch chuyển nhượng kinh doanh là điều rất quan trọng. Và nguồn vốn cho giai đoạn này chính là đối tác đánh giá kinh doanh. Các cố vấn tài chính và kế toán có thể đưa ra chiến lược thuế tốt nhất để quyết định xem nên bán hay đóng cửa doanh nghiệp.
Chú ý:
Các giai đoạn của chu trình nhịp sống doanh nghiệp chắc chắn sẽ không xảy ra theo trình tự. Một số doanh nghiệp mới được thành lập nhưng chuyển từ giai đoạn khởi động đến tan rã rất nhanh. Số khác có thể không tiến đến giai đoạn mở rộng và chỉ dừng ở giai đoạn ổn định. Thành công rực rỡ hay thẩt bại thảm hại trong kinh doanh là tuỳ thuộc vào tài năng của chủ doanh nghiệp thích nghi với các thay đổi của chu trình cuộc sống.Điều mà họ nên làm là tập trung và áp dụng các biện pháp nhằm giúp công ty vượt qua giai đoạn khó khăn đó. Và những biện pháp này sẽ có tác động đến công ty sau này. Hiểu được việc áp dụng những giai đoạn nào trong chu trình kinh doanh là thích hợp sẽ giúp cho doanh nghiệp lường trước được bất kỳ thách thức nào phía trước và đưa ra những quyết định kinh doanh đúng đắn.
Giá như....
Mỗi cái giờ đang làm việc, hỗ trợ um tý mẹt nên chưa viết ngay được, để tối....
Phải chăng người ta đang lạm dụng lòng nhân ái?
Nhớ cách đây mấy tháng, có một chú dẫn theo một người khiếm thị bẩu ở Hà Tây đến công ty, bị mình chửi cho té tát vì cái tội đưa người tàn tật đi lang thang, sau đó tống lên xe buýt trả tiền xe cho bác tài và dặn đến Hà Tây mới cho xuống. Nay đọc cái tạp văn này của bác Nguyễn Hoà, nhớ ra chuyện cũ và cả chuyện mới, vậy cọp lại giới thiệu quý bạn đọc chơi.
Nguồn: Tạp văn số 9 của Nguyễn Hoà trên Viet-Studies.org của GS. Hữu Dũng
Một sự lãng phí.... phìn phịt
Mỗi một buổi học, phí phải trả là 90.000 VNĐ, học từ 5h30 - 7h (tối), nghĩa là 90 phút. Làm một phép tính đơn giản là phí phải trả cho 1 phút học ở Apollo là 1000 VNĐ/phút, một mức phí không hề rẻ tý nào (nhưng nếu so với Bristish Council - Hội đồng Anh thì vẫn rẻ hơn một chút).
Trong lớp học có khoảng 10 người, già có (khoảng 40 tuổi), trẻ có (khoảng 17 tuổi). Già không ra già, trẻ không ra trẻ (khoảng 23 - 28 tuổi) thì tất nhiên là nhiều nhất. Và rõ ràng mỗi người một ý, một suy nghĩ, một tầm nhìn nên quan điểm và cách thức học cũng khác nhau.
Riêng cá nhân mình, mình thấy cần học TA (nên mới đến đây học), nhưng cần trả phí đắt một chút để mà xót tiền, học chăm hơn và cũng được dùng dịch vụ tốt hơn (học với người nước ngoài). Và cũng do suy nghĩ của mình nữa, nên vào lớp học thì nếu có cơ hội để nói, trao đổi thì cần tận dụng ngay (và đôi khi giáo viên phải xì tốp mình lại để người khác nói), và mình tự thấy như vậy là hợp lý (và giới già già cũng thấy vậy :D).
Ấy thế mà trong lớp có mấy bé em (có lẽ gọi mấy cháu bé thì hợp hơn), cháu thì đang học cấp 3, cháu đang học đại học, đi học bằng xiền của ba má nên cháu không xót, vào lớp học chat chit (nói chiện nhảm) suốt cả buổi, giáo viên nhắc thì khó chịu, rồi thở dài thườn thượt. Chán!!!! (chả nhẽ buông cho câu: "Làm gì mà thở dài phìn phịt như hoẵng động đực vậy?" - trích câu của nhà văn Chu Lai viết trong "Kẻ ăn mày dĩ vãng", không phải của mình :D).
Bực tý nên viết vài dòng, để lúc nào đọc lại thì lại ... bực tiếp ;)
Thôi, mình cứ giữ nguyên cái nguyên tắc, vào lớp học cứ việc nói khoẻ, ai thích chát chít thì cứ việc, họ không học thì coi như họ trả xiền hộ mình để mình đến đấy "chát chít" với giáo viên người Anh, thats it!!! :D
Sáng tạo dành cho cuộc sống
Khặc, nghĩ mà thấy chán!
Cái công trình "bóc và cắt" của lão nông kia mang lại lợi ích kinh tế cho bao nhiêu là người, thậm chí cho cả một vùng thì chẳng thấy bài nào cổ vũ nữa cả, cũng không thấy bài nào nói đến chuyện tặng thưởng cho lão nông đó. Chán.
Còn về Hai Lúa làm máy bay, cãi nhau loạn xà ngầu, nào là "không thể đi dép lốp để vào vũ trụ", rồi bay thử chắc chắn rơi, ... đến phát chán. May mà cũng có kha khá người cổ vũ cho bác Hai Lúa này, có lẽ đây là một chút khích lệ trong cái "xã hội văn mình công bằng" này!!!
Tại sao việc đầu tiên không làm là mở rộng cái khả năng họ có thể thử nghiệm được công trình của mình, rồi hỗ trợ họ làm tốt hơn và sau đó là thương mại hoá, tại sao không nhỉ? Tại sao việc đầu tiên là có đơn vị nào đó khẳng định "quyền năng" bằng mệnh lệnh hành chính, rồi cấm cản? Tại sao nhỉ? Hay tại chưa biết "bôi trơn hệ thống hành chính"? Ặc, sáng tạo thế thì có lẽ hợp với hệ thống "hành pháp" của đất nước con Rồng cháu Tiên của chúng ta mất....
Cứ thế này biết đến ngày nào thì mở mặt được đây????
Chuyện Game Online - Mới thấy "bộ máy công chức của Việt Nam thật tuyệt vời"
Lạ thật, việc ông bộ không theo kịp thì quay sang "giở trò", đáng ra ông phải "giở trò" với các "cán bộ đầy năng lực" của mình mới đúng, vì có đám cán bộ này nên bộ mới "không theo kịp sự phát triển" và vẫn "gìn giữ bản sắc dân tộc" là quản được đến đâu thì mở ra đến đó.
Nghĩ mà chán, sắp hết nửa thập kỷ đầu tiên của thế kỷ 21 rồi mà vẫn còn tư duy này, có lẽ cứ thế này đến hết thập kỷ này, kinh tế Việt Nam "thành rồng thành phượng" mất. Ngán.
- Sự kiện VinaGame - VietNamNet
- Vinagame không được nhập game mới và mở rộng người dùng - Tuổi Trẻ Online
- “Xử” Võ lâm truyền kỳ về giấy phép OSP là không đúng! - Người Lao Động điện tử
- Sở BCVT TPHCM đã hiểu sai Nghị định 55/CP - Người Lao Động điện tử
Cuộc rượt đuổi bằng cấp
Bất mãn sếp, đi học! Thấy đứa trẻ hơn ngồi ghế trên mình, ngứa mắt, cũng đi học!
Tóm lại, cứ bị ức chế thì nên đi học. Một công đôi việc, rất văn minh! Nhưng đi học để làm việc, hay chỉ là rượt đuổi bằng cấp?
Bình: cứ đà này, Việt Nam sẽ có hàng nghìn tiến sỹ, hàng trăm nghìn bằng cấp nhưng công trình thì không có, xã hội chẳng phát triển.
Ôi, giáo dục Việt Nam, thương thay...
Đọc nhiều nhất
-
Xem phim "Analyze This" của Robert De Niro
Hôm nọ có xem cái phim "Analyze This" của Robert De Niro về xem, thấy vui vui, nay giới thiệu sơ sơ với mọi người... -
Nếu không có thực lực, bạn chỉ là kẻ ăn bám
Dựa vào núi núi đổ, dựa vào người người chạy, chỉ có tự dựa vào chính mình mới là đáng tin cậy nhất. Ba mẹ có là ông nọ bà kia đi chăng nữa... -
Phim: Buddha – Cuộc Đời Đức Phật Thích Ca
Bộ phim Buddha về cuộc đời Đức Phật Thích Ca Mâu Ni từ đản sanh đến niết bàn. Bộ phim lấy cảm hứng ( hoặc cũng có thể gọi là được chuyển t... -
36 câu hỏi để yêu nhau
20 năm trước, nhà tâm lý học người Mỹ Arthur Aron đã tự soạn ra một bộ 36 câu hỏi, với mục đích khiến cho hai người hoàn toàn xa lạ yêu nhau... -
Để yêu bất kì người nào, hãy làm những điều sau
Hơn 20 năm trước, nhà tâm lý học Arthur Aron đã thành công trong một thí nghiệm vô tiền khoáng hậu: làm cho 2 người xa lạ yêu nhau. Hè năm n... -
10 kỹ năng & nguyên tắc giúp bạn trở thành chuyên gia
Kiến thức là vô cùng quan trọng và một điều tuyệt nhiên luôn đúng là nếu muốn thành công, bạn cần có một nền tảng kiến thức vững chắc. Tuy... -
Hiệu ứng domino và bí quyết tạo lập chuỗi các thói quen tích cực trong cuộc sống
Các hành vi của con người đều có mối liên hệ tương tác lẫn nhau Hãy lấy ví dụ về trường hợp của Jennifer Lee Dukes. Sau hơn 2 thập kỷ, từ k...
Tham khảo
Liên kết web
Phân loại
Báo chí
(55)
Văn hoá
(33)
Tâm lý
(28)
Tán nhảm
(27)
Công nghệ
(25)
Blog
(17)
Xã hội
(16)
Nghề nghiệp
(15)
Phim
(15)
Quora
(14)
Con người
(13)
Kinh doanh
(13)
Nhạc
(13)
Cuộc sống
(11)
Marketing
(11)
Công cụ
(10)
Kỹ năng
(10)
Lập trình
(10)
Lịch sử
(10)
Sách
(10)
Phát triển
(9)
Cặp đôi
(8)
Thiền
(7)
Tình yêu
(7)
Tản mạn
(7)
Sức khoẻ
(6)
Chính trị
(5)
Giáo dục
(5)
Hạnh phúc
(4)
Kim Dung
(4)
Kiếm hiệp
(4)
Mạng xã hội
(4)
Phần mềm
(4)
Tiền tệ
(4)
Tài chính
(4)
Phát triển cá nhân
(3)
Tâm linh
(3)
Quản lý công việc
(2)
Quản lý thời gian
(2)
Thực hành
(2)
Tiếp thị
(2)
Chăm sóc khách hàng
(1)
Làm việc
(1)
Lãnh đạo cá nhân
(1)
Nguỵ biện
(1)
Quản lý cá nhân
(1)
Thương hiệu
(1)