Hiển thị các bài đăng có nhãn Văn hoá. Hiển thị tất cả bài đăng
Đường Định mệnh (Sự nghiệp/May mắn)
----
VỊ TRÍ & Ý NGHĨA
Đường định mệnh là một trong những đường chỉ tay cơ bản trên bàn tay. Đó là đường chạy dọc bàn tay kéo dài tới gốc ngón giữa. Nó có thể bắt đầu từ bất cứ nơi nào từ gốc lòng bàn tay (nhiều người sẽ thấy điểm xuất phát nằm ở phần giữa). Bạn có thể tìm được vị trí của nó từ bức ảnh dưới.
Đường này chỉ tới ngón tay sao Thổ (ngón giữa) nên nó cũng được gọi là “đường sao Thổ”. Tại Trung Quốc, mọi người sẽ gọi đường này là đường sự nghiệp bởi nó chủ yếu phản ánh về sự nghiệp hoặc công việc của một người. Từ đường này, bạn có thể phát hiện ra những thay đổi trong sự nghiệp trong cuộc đời cũng như những khả năng trong công việc của mình. Nếu đường định mệnh rõ nét, sâu và chạy thẳng mà không giao cắt quá nhiều chỗ, rất có thể bạn đã được ban tặng một sự nghiệp thành công. Một số người đọc chỉ tay cũng gọi đây là “Đường May Mắn” bởi nó liên quan chặt chẽ tới may mắn và thành công.
THỜI ĐIỂM ĐƯỜNG ĐỊNH MỆNH
Xin vui lòng tìm hiểu về thời điểm của đường định mệnh từ bức ảnh ở dưới:
- Đường được đánh dấu từ gốc lòng bàn tay, tương ứng với thời điểm 5 tuổi.
- Giao điểm của đường định mệnh với đường học tương ứng với tuổi 35 và giao điểm với đường tình duyên tương ứng với tuổi 55.
- Tuổi 75 nằm ở Gò Thổ Tinh (TN: vùng nằm ngay dưới gốc ngón tay giữa).
Sau khi biết về các thời điểm của đường định mệnh, bạn có thể tìm được những đặc điểm trong sự nghiệp và vận mệnh của mình ở những tuổi khác nhau.
KHÔNG CÓ ĐƯỜNG ĐỊNH MỆNH
Không có đường này không đồng nghĩa rằng bạn chẳng hề có sự nghiệp. Đơn giản là bạn luôn luôn thay đổi công việc và chẳng có công việc ổn định trong suốt cuộc đời mình. Có thể là do sự vô tư của bạn. Cũng có thể bạn chẳng tìm được nghề nào mình thực sự đam mê.
HÌNH DẠNG ĐƯỜNG ĐỊNH MỆNH
Sâu và Dài
Một đường định mệnh sâu, thẳng và dài xuất phát từ gốc lòng bàn tay và kéo dài tới tận Gò sao Thổ (ngay dưới ngón giữa) cho thấy tài năng lớn trong việc tự bắt đầu và lo toan sự nghiệp, công việc của chính mình. Thường thì bạn rất chú tâm tới uy tín của mình và từ đấy có thể có được một sự nghiệp thành công với rất nhiều thành tựu.
Nếu đường hẹp hơn và mỏng hơn từ phần giữa lòng bàn tay thì, bạn sẽ có sự nghiệp êm xuôi vào những ngày đầu và khi đến tuổi trung niên lại gặp nhiều khó khăn.
Nông
Đường định mệnh nông thể hiện sự vất vả và sự nghiệp sẽ có nhiều bước ngoặt, thay đổi.
Nếu đường này của bạn nông và rộng, thì bạn sẽ có một cuộc đời vất vả và khó có thể đạt được những điều vĩ đại.
Nếu đường nông và còn hẹp và tù thì, bạn không thích phải sống theo một số phận được vạch sẵn nào đó.
Xiên
Nếu đường định mệnh của bạn xiên như trong hình thì, bạn luôn có ý tưởng rất độc đáo và muốn quan sát mọi thứ từ góc nhìn khác trong công việc. Bạn có thể tìm ra những lối tắt khác và dễ thành công hơn trong sự nghiệp.
VỊ TRÍ
Bắt đầu từ đường Sinh mệnh
Nếu điểm bắt đầu của đường định mệnh trùng với đường sinh mệnh, bạn là một người có sức sống thật mạnh mẽ và luôn tràn đầy năng lượng. Địa vị trong xã hội của bạn có thể tăng lên khá nhanh chóng nếu chăm chỉ. Dù không có nhiều thành tựu lớn, bạn vẫn có thể thỏa mãn và tận hưởng một cuộc đời hạnh phúc.
Bắt đầu từ đường Học vấn
Nếu điểm xuất phát của đường định mệnh bắt đầu từ đường học vấn, những thành tựu của bạn sẽ bắt đầu từ sau năm 35 tuổi. Trước tuổi này, bạn có thể gặp nhiều trở ngại trong công việc. Sau đấy, sự nghiệp sẽ thay đổi theo chiều hướng tốt lên. Nhờ vào kinh nghiệm và sự thông minh của bản thân, bạn có thể đạt được thành tựu nào đấy.
Bắt đầu từ đường Tình Duyên
Nếu đường định mệnh bắt đầu từ đường tình duyên, bạn sẽ thành công khá muộn đấy. Cuộc sống và sự nghiệp thời trẻ của bạn thường sẽ không ổn định. Sau khoảng 50 năm, khả năng sự nghiệp của bạn sẽ có may mắn song đồng thời bạn cũng sẽ phải chăm chỉ hơn thay vì được tận hưởng tuổi già.
Bắt đầu từ gò Mặt trăng
Nếu đường định mệnh của bạn xuất phát từ gò Mặt trăng (ở gốc lòng bàn tay, về phía ngón út ấy), bạn có thể đạt được thành công nhờ vào những mối quan hệ tốt của cá nhân cùng tài năng sáng tạo. Những người sở hữu đường này luôn có một người trợ lực trung thành đấy.
Xuất phát từ gò sao Kim
Nếu đường định mệnh xuất phát từ gò sao Kim (vị trí mà đường sinh mệnh bao quanh nằm ở gốc ngón cái ấy) và kéo dài lên quá đường tình duyên tức là, bạn không phải lo lắng về tiền bạc vì có thể bạn được thừa kế gia tài nào đó từ bố mẹ, họ hàng, vv...
Kết thúc tại gò sao Thổ
Nếu đường định mệnh bắt đầu từ gốc lòng bàn tay và kết thúc tại gò sao Thổ (nằm dưới ngón giữa), bạn có một sự nghiệp thành công khi bắt đầu gần như từ con số không. Nếu đường thái dương chạy song song với đường này, công việc của bạn sẽ tiến triển thuận lợi hơn đấy.
Kết thúc tài gò sao Mộc
Nếu đường định mệnh bắt đầu từ gốc lòng bàn tay và kết thúc tại gò sao Mộc (nằm dưới ngón trỏ), bạn có được danh tiếng nhờ việc sử dụng quyền lực của mình vào mục đích tốt. Bạn thường sẽ nắm giữ quyền lực và có thể tận dụng tối đa những lợi thế của mình để sử dụng quyền lực. Nhờ đó, bạn có thể có được danh tiếng tốt đẹp trong suốt cuộc đời của mình. (H12)
Kết thúc tại gò Mặt trời
Nếu đường định mệnh bắt đầu từ gốc lòng bàn tay và kết thúc tại gò Mặt trời (nằm dưới ngón nhẫn), bạn có thiên hướng về nghệ thuật. Bạn có thể kiếm được tiền bạc nhờ vào tài năng nghệ thuật của mình đấy.
Nằm gọn trong đường Sinh mệnh
Đường định mệnh nằm trong đường sinh mệnh là dấu hiệu của đa tình. Bạn thường sẽ có tình cảm với một người đã kết hôn. Và với đường này, bạn sẽ gặp rất nhiều rắc rối đấy.
Kết thúc tại gò sao Thủy
Nếu đường định mệnh bắt đầu từ gốc lòng bàn tay và kết thúc ở gò sao Thủy (dưới ngón út), bạn thường sẽ có thành công lớn khi đầu tư kinh doanh. Nếu có đường này nằm trên cả hai lòng bàn tay, bạn là người có tài kinh doanh và có thể thành công khi buôn bán đấy.
Kết thúc ở đường Tình duyên
Nếu đường định mệnh kết thúc tại đường tình duyên, sự nghiệp của bạn đã bị cảm xúc ảnh hưởng đấy. Bạn thường để cảm xúc bản thân xen lẫn vào sự nghiệp của mình hoặc ảnh hưởng đến những quyết định trong công việc. Sự nghiệp cũng sẽ đi xuống từ tuổi 50.
Nếu đường định mệnh chạy qua đường học vấn, bố mẹ bạn có thể li hôn lúc bạn còn nhỏ. Bạn nên xem xét chuyện kết hôn trước khi khởi nghiệp. Chỉ bằng cách này bạn mới có thể có thành công.
Nếu đường định mệnh không chạm vào đường học vấn, hồi trẻ bạn sẽ có tiền bạc và khá nổi tiếng. Đồng thời, bạn cũng dễ dàng bỏ cuộc giữa chừng khi thực hiện mọi chuyện và từ đó khó có thể đạt được những thành tựu lớn. Nếu vậy, bạn nên học cách tiết kiệm tiền bạc để sử dụng về sau.
Đường định mệnh bắt đầu từ gò sao Kim (vùng bị chặn bởi đường sinh mệnh ở dưới ngón cái ấy) và kết thúc tại đường tình duyên cho thấy một người bất phàm hoặc có của cải.
Dừng lại ở đường Học vấn
Đường định mệnh dừng tại đường học cho thấy rằng bạn tự mình nghỉ việc. Bạn có tài năng thiên bẩm đấy. Nhưng đến khoảng tuổi 35, có khả năng bạn sẽ dừng những việc mình đang làm lại vì những phán xét hoặc quyết định sai lầm. Sau tuổi này, bạn khó có đột phá trong sự nghiệp của mình.
Nếu phần cuối đường này mỏng và nhọn thì, cuộc sống của bạn trong khoảng thời gian đó thường sẽ gặp khó khăn.
Ngắt quãng
Nếu đường định mệnh của bạn ngắt quãng từ đường học vấn cho đến đường tình duyên, sự nghiệp của bạn lúc sau tuổi 40 thường sẽ không được suôn sẻ cho lắm. Sau tuổi 55, mọi thứ sẽ tốt đẹp trở lại. Người phụ nữ sở hữu đường này thường là một quản gia tồi và rất dễ bị lừa tiền.
Người có đoạn đứt tại gốc lòng bàn tay thường có tuổi thơ gian khó và bị gián đoạn trong quá trình học tập khi còn nhỏ.
Đường định mệnh đứt tại giữa lòng bàn tay cho thấy sự nghiệp bị chững lại và mất mát tài sản sau những năm tháng huy hoàng của cuộc đời.
Nếu đường định mệnh của bạn bị đứt và phần nối tiếp trở lại song song với đoạn đứt, bạn sẽ thay đổi nghề nghiệp và bắt đầu một sự nghiệp mới.
Rời rạc: Bạn sẽ có nhiều biến cố cùng thay đổi trong sự nghiệp của mình. Bạn thường không chuyên chú vào việc của mình. Vì thế, bạn rất dễ đổi nghề. Những đoạn rời đó ám chỉ những thay đổi trong công việc.
Nhiều nhánh
Một hình cây đinh ba xuất hiện tại đoạn cuối đường định mệnh đồng nghĩa với cuộc đời giàu sang, đầy tiếng tăm.
Một nhánh đôi chĩa ra từ gốc lòng bàn tay, hướng về gò Thái dương và đường kia về gò sao Kim thể hiện ham muốn quá mức và sự nghiệp thường có nhiều thăng trầm.
Đường định mệnh kết thúc tại gò sao Thổ lại có nhánh hướng về gò sao Mộc tức là bạn có hơn một việc hoặc một công ty, hoặc chịu trách nhiệm cho nhiều công việc. Khi có nhánh rẽ kiểu vầy, bạn thường là người có quyền và có sự nghiệp rất thành công.
Khoanh
Nếu đường định mệnh của bạn có nhiều khoanh, sự nghiệp của bạn sẽ có nhiều trục trặc đấy. Khoanh càng lớn, vấn đề sẽ càng nghiêm trọng.
Khoanh xuất hiện tại giao điểm của đường định mệnh và đường học tức là sẽ bị mất tiền hoặc gặp thất bại trong sự nghiệp do những quyết định sai lầm.
Khoanh xuất hiện tại giao điểm của đường định mệnh và đường tình duyên tức là bạn có nhiều khó khăn trong sự nghiệp vì những cảm xúc của mình.
Khoanh tại cuối đường định mệnh tức là có thể bạn chẳng nhận ra được tiềm năng của mình trong suốt cuộc đời, và từ đấy sẽ trở nên bị động và sẽ rất thất vọng khi về già.
Khoanh tại điểm đầu một đường định mệnh khá nông cho thấy một người chào đời theo cách khác thường. Đó có thể là con ngoài giá thú hoặc trẻ mồ côi.
Khoanh của đường định mệnh xuất hiện tại giữa lòng bàn tay cho thấy sự nghiệp bị chững lại hoặc số phận nhiều thăng trầm sau tuổi trung niên.
Mắt xích
Nếu đường định mệnh của bạn có nhiều khoanh tại điểm xuất phát của đường định mệnh, thường thì bạn sẽ sống trong gia cảnh không được hạnh phúc, từ đó bạn không tập trung học hành hồi nhỏ được. Thường hồi đó bạn sẽ bị điểm kém.
Nếu có nhiều khoanh tại điểm kết thúc, sự nghiệp của bạn sẽ không được suôn sẻ khi qua tuổi trung niên, cùng lúc bạn có thể sẽ bị mất tiền nữa.
Nguồn: Your Chinese Astrology
Bài dịch: Vũ Cường - Quora Vietnam
Tại sao mọi người lại nói miếng bít tết hoàn hảo là chỉ ở mức tái chín?
Hỏi: Khi đi ăn nhà hàng tôi hay gọi bít tết và muốn nó được nấu chín hoàn toàn. Tại sao mọi người lại nói miếng bít tết hoàn hảo là chỉ ở mức tái chín?
Nguồn: Quora
Bản dịch: Anh-TuanPhan - Group QRVN
Nếu bạn là một người thích ăn bít tết chín hoàn toàn, bạn đã có đóng góp to lớn vào quá trình nấu nướng của nhà hàng, bởi vì đầu bếp chuyên nghiệp Anthony Bourdain đã viết trong quyển sách nổi tiếng "Bí mật nhà bếp":
Tôi nói như vậy không có nghĩa là cứ mỗi lần bạn gọi món bít tết nấu chín là bạn đang trả tiền để giúp bếp trưởng xử lý miếng thịt chất lượng kép trong bếp của họ, ý của tôi đó là rủi ro bạn gặp điều đó sẽ cao hơn nhiều so với những người ngồi chung bàn với bạn và gọi bít tết tái hoặc tái chín.
Các đầu bếp biết rằng một khi một miếng bít tết đã được nấu chín hoàn toàn thì chẳng còn chút nước thịt gì trong đó cả (nấu quá tay), và khi đó thực khách sẽ chẳng biết được miếng thịt đó nó như thế nào. Thịt tươi, thịt lâu ngày, chẳng có gì khác biệt cả. Và điều đó khiến bạn trở thành một thực khách quý giá của nhà hàng. Bạn đã giúp việc quản lý đồ ăn của nhà hàng trở nên dễ dàng hơn.
Chỉ khi bạn tự nấu ở nhà bạn mới đảm bảo rằng bạn trả đúng giá tiền cho thứ bạn muốn.
Tôi có những người bạn không thít thịt tái hoặc tái chín, và thường lý do mà họ đưa ra là vì họ không thích cái chất lỏng màu hồng trông giống "máu" ở giữa miếng thịt. Điều đó là dễ hiểu.
Tuy nhiên đây là một sự hiểu nhầm. Phần chất lỏng màu đỏ ở trong miếng thịt không phải là máu. Đó là myoglobin, một loại protein mà khi tiếp xúc với không khí thì sẽ trở thành hồng hoặc đỏ. Trong miếng bít tết đó chẳng có giọt máu nào cả. Đó là nước thịt. Nó là dấu hiệu cho thấy miếng thịt đã được nấu đúng cách. Đây là điều bạn nên cân nhắc khi gọi món, nếu nó là nguyên nhân khiến bạn liên tục gọi món thịt được nấu chín đến độ bên trong trở thành màu xám.
Tôi cũng muốn ủng hộ bạn lắm vì tôi nghĩ rằng mọi người nên ăn những gì mà họ thấy hợp với họ, món đó được chuẩn bị theo ý họ muốn, cho dù người khác không đồng tình với điều đó. Cho dù thâm tâm tôi nói rằng bạn đã gọi món sai cách, thì bạn có quyền gọi món theo ý bạn muốn, do bạn tự chọn. Đây là quốc gia tự do mà.
Nhưng mà tôi cũng đồng cảm với những người bạn của bạn, những người bạn rủ đi ăn chung, bạn bè hay những người khác vốn phản đối việc bạn muốn miếng thịt được nấu "chín hoàn toàn", họ coi đó là một cách nấu thịt tồi tệ. Khi họ ăn với bạn, khả năng cao là miếng thịt của họ có chất lượng cao hơn của bạn.
Tuy nhiên do bạn đã gọi món bít tết nấu chín rồi thì hẳn bạn đâu có biết được miếng thịt đó là tươi hay không tươi đâu đúng không? Không biết thì ăn vẫn ngon mà. Ai cũng được lợi cả.
Nguồn tham khảo:
Những người gọi bít tết chín hẳn là một miếng mồi béo bở cho những đầu bếp có ý thức về chi phí trong ngành này: họ trả tiền cho đặc quyền được ăn thùng rác của chúng tôi. Ở rất nhiều bếp, có một nghi thức truyền thống được gọi là “để dành cho chín hẳn”. Khi một trong số đầu bếp tìm ra một miếng thịt bít-tết đặc biệt chả được ai ưa—dai, lắm gân và dây thần kinh, đoạn cuối thịt thăn gần lưng và hông, có hơi bốc mùi từ mấy hôm—anh ta vung vẩy nó trong không khí và nói, “Sếp ơi, giờ làm gì với của nợ này?”. Bếp trưởng có ba lựa chọn. Ông ta có thể bảo đầu bếp của mình ném thứ ghê tởm này vào thùng rác, nhưng thế hơi phí, và trong ngành nhà hàng, mỗi thứ được chế biến hay chuẩn bị phải kiếm được gấp ba lần chi phí bỏ ra để mua nó nếu như bếp trưởng muốn tính chi phí chính xác. Hoặc ông ta có thể quyết định dùng nó để chiêu đãi “cả nhà”—những nhân viên lau dọn vệ sinh, nhưng như thế cũng chẳng khác gì vứt đi. Nhưng không, cái ông ta sẽ làm là niệm câu thần chú của mọi bếp trưởng tính toán khác: “Để dành cho chín hẳn.” Ông ta biết rằng bọn phàm phu tục tử mà gọi bít-tết chín hẳn sẽ chẳng nhận ra được sự khác biệt giữa đồ ăn và một miếng gỗ nổi trên biển.
Tôi nói như vậy không có nghĩa là cứ mỗi lần bạn gọi món bít tết nấu chín là bạn đang trả tiền để giúp bếp trưởng xử lý miếng thịt chất lượng kép trong bếp của họ, ý của tôi đó là rủi ro bạn gặp điều đó sẽ cao hơn nhiều so với những người ngồi chung bàn với bạn và gọi bít tết tái hoặc tái chín.
Các đầu bếp biết rằng một khi một miếng bít tết đã được nấu chín hoàn toàn thì chẳng còn chút nước thịt gì trong đó cả (nấu quá tay), và khi đó thực khách sẽ chẳng biết được miếng thịt đó nó như thế nào. Thịt tươi, thịt lâu ngày, chẳng có gì khác biệt cả. Và điều đó khiến bạn trở thành một thực khách quý giá của nhà hàng. Bạn đã giúp việc quản lý đồ ăn của nhà hàng trở nên dễ dàng hơn.
Chỉ khi bạn tự nấu ở nhà bạn mới đảm bảo rằng bạn trả đúng giá tiền cho thứ bạn muốn.
Tôi có những người bạn không thít thịt tái hoặc tái chín, và thường lý do mà họ đưa ra là vì họ không thích cái chất lỏng màu hồng trông giống "máu" ở giữa miếng thịt. Điều đó là dễ hiểu.
Tuy nhiên đây là một sự hiểu nhầm. Phần chất lỏng màu đỏ ở trong miếng thịt không phải là máu. Đó là myoglobin, một loại protein mà khi tiếp xúc với không khí thì sẽ trở thành hồng hoặc đỏ. Trong miếng bít tết đó chẳng có giọt máu nào cả. Đó là nước thịt. Nó là dấu hiệu cho thấy miếng thịt đã được nấu đúng cách. Đây là điều bạn nên cân nhắc khi gọi món, nếu nó là nguyên nhân khiến bạn liên tục gọi món thịt được nấu chín đến độ bên trong trở thành màu xám.
Tôi cũng muốn ủng hộ bạn lắm vì tôi nghĩ rằng mọi người nên ăn những gì mà họ thấy hợp với họ, món đó được chuẩn bị theo ý họ muốn, cho dù người khác không đồng tình với điều đó. Cho dù thâm tâm tôi nói rằng bạn đã gọi món sai cách, thì bạn có quyền gọi món theo ý bạn muốn, do bạn tự chọn. Đây là quốc gia tự do mà.
Nhưng mà tôi cũng đồng cảm với những người bạn của bạn, những người bạn rủ đi ăn chung, bạn bè hay những người khác vốn phản đối việc bạn muốn miếng thịt được nấu "chín hoàn toàn", họ coi đó là một cách nấu thịt tồi tệ. Khi họ ăn với bạn, khả năng cao là miếng thịt của họ có chất lượng cao hơn của bạn.
Tuy nhiên do bạn đã gọi món bít tết nấu chín rồi thì hẳn bạn đâu có biết được miếng thịt đó là tươi hay không tươi đâu đúng không? Không biết thì ăn vẫn ngon mà. Ai cũng được lợi cả.
Nguồn tham khảo:
- https://en.wikipedia.org/wiki/Kitchen_Confidential_(book)
- https://www.newyorker.com/magazine/1999/04/19/dont-eat-before-reading-this
Make America great again
Nước Việt là của người Việt. Người Việt sẽ dùng hàng Việt. Lịch sử của Việt Nam là lịch sử của giữ nước. Lịch sử của Việt Nam là đánh đuổi ngoại xâm. Chưa bao giờ và không bao giờ có chỗ cho Trung Quốc ở đất nước này. Trung Quốc, hàng Trung Quốc, người Trung Quốc phải biến mất khỏi Việt Nam. Cùng nhau, chúng ta sẽ làm Quốc gia này trở nên vĩ đại, một lần nữa.Nghe cũng khá thuyết phục chứ, nhỉ? Và cứ thử đặt những luận điểm này vào một ứng viên cho chức tổng thống Việt Nam (à, dĩ nhiên là giả tưởng), liệu bạn có – ít nhất là cân nhắc, việc đưa cho ông/ bà ta một phiếu bầu hay không?
Nếu có, xin chúc mừng, bạn chắc chắn cũng sẽ là đối tượng mục tiêu của Donald Trump, Adolf Hitler và hàng loạt ứng cử viên khác mà sau này sẽ khiến người đời sẽ thốt lên: ”Làm thế quái nào mà một kẻ như vậy lại có thể trúng cử được?”.
Và ngay sau đây, chúng ta sẽ đi tìm câu trả lời cho câu hỏi ấy.
Bạn có thấy “Make America great again” và “Aryan master race - Chủng tộc Aryan thượng đẳng” có sự tương đồng không? Đây chính là 2 luận điểm của Donald Trump và Adolf Hitler, giống nhau một cách kì lạ dù cách xa nhau tới 70 năm, và chắc chắn trong 70 năm nữa, người ta vẫn sẽ bắt gặp những tuyên ngôn tương tự. Đó là những câu nói đánh thẳng vào sự tự tôn dân tộc luôn ẩn hiện, dù ít hay nhiều, ở mỗi Quốc gia. Cảm giác lâng lâng tự hào khi bạn lần đầu nghe thấy tiếng Quốc ca vang lên tại Olympic hay xúc động khi nghe kể về những chiến công trong lịch sử của cha ông cũng chính là những điều như vậy. Chỉ có điều, chính sự tự hào và lòng tự tôn ấy ấy cũng sẽ trở nên nguy hiểm khi trở thành lòng dân tộc hẹp hòi. Mà những tư tưởng như vậy không nhất thiết chỉ xuất hiện tại những nước “lớn”.
Ở Việt Nam, hàng ngày, hàng giờ, có những người vẫn hả hê “Đáng đời chúng nó” khi nghe tin người dân Trung Quốc gặp nạn. Ở Việt Nam, cũng đang có những người cười đùa trên nỗi đau của cả một dân tộc như Chiêm Thành, coi như đó là việc đương nhiên. Ở Việt Nam, cũng có những người mơ về một ngày thống nhất Lưỡng Quảng và nói chuyện “diệt chủng” dân Tàu dễ như nói chuyện mua rau ngoài chợ.
Chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi có thể làm cho người ta mù quáng. Người ta tìm thấy trong chủ nghĩa đó một sự thỏa thuê cá nhân để cảm thấy bản thân vĩ đại và cao cả hơn những gì họ vốn có và hạ thấp tất cả những kẻ xung quanh.
Vậy nên, cũng không có gì khó hiểu khi một người phân biệt giới tính, kì thị chủng tộc, sẵn sàng bộc lộ sự ích kỉ và vô lương của mình một cách công khai như Donald Trump đang đường hoàng đi đến những nấc thang cuối cùng để leo vào Nhà Trắng. Trump hứa sẽ xây một bức tường ngăn cách Mexico và người da màu, Trump tin rằng các chính sách công đều là lãng phí, Trump kích động một cuộc chiến toàn diện vào Trung Quốc để lấy lại vị thế của Hoa Kì.
Tất cả những điều tưởng như ngớ ngẩn và hoang đường với người dân các nước bỗng trở nên hợp lý và đáng kì vọng với một số không nhỏ người Mỹ, những người luôn sẵn sàng tin vào sự thượng đẳng của bản thân, tin vào thiên đường của sự áp bực mà ở đó họ, hay Quốc gia/ dân tộc của họ sẽ đứng bên trên người khác. Đã luôn và sẽ luôn có những người mù quáng tin vào những điều như vậy.
Đây là một post ở trên page “Ăn rau muống nói chuyện lịch sử” trước ngày bầu cử tổng thống Hoa Kỳ (8/11/2016), tuy mục đích chính là nói về chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi mà Donald Trump (giờ đã là tổng thống đã đắc cử) là đại diện (và có liên hệ sang Việt Nam), nhưng có khá nhiều điểm liên hệ với một số người xung quanh khi đến giờ này vẫn còn tư tưởng "khát máu" dù tuổi khá trẻ (dưới 50 - làm việc trong cơ quan công quyền). Thế nên post lại để đôi khi đọc lại, và cũng để nhớ để mà tránh xa những người như thế này.
Lịch sử - và thời gian sẽ là câu trả lời.
“Văn Minh”
© Mạnh Kim (Facebook)
Đọc cái gọi là “bộ quy tắc ứng xử” của thành phố “ngàn năm văn vật” chỉ thấy nực cười, không phải vì một số quy định kỳ lạ mà là sự mỉa mai nằm trong bản chất sự việc. Cái cây văn hóa một thời bị đốn chặt không thương tiếc, đến mức cái gốc cũng thối ruỗng, giờ lại lượm lặt vài chiếc cành khô và trưng ra rồi gán cho nó là “văn hóa” và gọi đó là “những quy tắc ứng xử cơ bản”! Câu chuyện này khiến nhớ lại thời điểm Trung Quốc chuẩn bị Thế vận hội 2008, khi cả nước Trung Quốc giương cao khẩu hiệu “người người văn minh, nhà nhà văn minh”.
Hệt như mọi phong trào khác của đất nước cộng sản sống với “văn hóa tuyên truyền” và “văn hóa cổ động”, “sống văn minh” cũng được xây dựng thành “phong trào thi đua” để “đón chào Thế vận hội”. Không bạ đâu khạc đó, không vứt rác lung tung, không thụi cùi chỏ vào mặt nhau khi tranh cãi… là vài trong số “quy tắc ứng xử” được Trung Quốc phát động. “Giới chức văn hóa” gọi đó là sự “điều chỉnh “phần mềm” văn hóa công cộng”. Chiến dịch được thực hiện đồng bộ tại khắp thành phố lớn, từ các khóa dạy ngắn trên truyền hình, biểu ngữ tuyên truyền đến các cuộc “thi ứng xử” tại nhiều địa phương…
Các chương trình trò chuyện truyền hình, kịch, tiểu phẩm hài – tóm lại là nhiều hình thức phương tiện truyền thông – đều được tận dụng để dạy dân chúng sống lịch sự hơn, từ cách đi đứng-xếp hàng nơi công cộng đến việc dùng điện thoại. Nhiều đại học cũng tổ chức thi ứng xử; biểu ngữ tuyên truyền được dán khắp làng mạc; và bà con chòm xóm được khuyến khích tham gia cuộc thi “cộng đồng văn minh”.
“Ăn uống cho phải phép cũng là một vấn đề lớn” – theo giáo sư Ge Chenhong – “Dân Trung Quốc có thói quen húp xì xụp, không hề biết định nghĩa cái khăn lót là gì, nhổ xương toèn toẹt lên bàn hoặc xuống sàn. Cách đây 20 năm thì không sao nhưng bây giờ thấy kỳ lắm!”. “Ở đây, bạn có thể thấy những người mới hôm qua còn chưa có cái ăn mà hôm nay đã là triệu phú” – lời kể của June Yamada, hiệu trưởng một trường dạy nghi thức giao tiếp và ứng xử, tác giả quyển "Hãy nói như thế này, bạn nhé!" – “Họ có được ăn học đầy đủ hồi nào đâu nhưng họ có tiền. Vì vậy, họ vẫn tiếp tục quên đi tắm trong ba ngày”!
Trước đó, mùa hè 2005, chính quyền Bắc Kinh thực hiện “tháng giáo dục ứng xử trong công ty” trong khuôn khổ chiến dịch văn minh thực hiện toàn quốc. Hơn 100.000 công nhân phải tham gia khóa huấn luyện cách cười; vận vớ sạch khi đến công sở; vệ sinh cá nhân tươm tất... Tháng 5-2007, nhân viên “Phòng văn minh tinh thần Bắc Kinh” (có cả một cơ quan như thế!) túa ra đường phố để phát tờ rơi và kêu gọi bà con chấm dứt khạc nhổ bừa bãi. Trong 7 ngày, người ta phát 100.000 túi nhổ nhưng gần như rất ít người xài. Vào ngày 11 hàng tháng, nhân viên tuyên truyền văn hóa xuất hiện tại nhiều địa điểm công cộng, cầm cờ vẫy, kêu gọi mọi người… xếp hàng trật tự…
Thế nhưng rồi sao? Sau ngần ấy thời gian được “điều chỉnh phần mềm văn hóa”, người dân nói chung và du khách Trung Quốc nói riêng vẫn “nổi tiếng” với những hành vi kinh khủng của họ. Trung Quốc vẫn tiếp tục “khủng hoảng văn hóa” ở nhiều mặt. Reuters (27-12-2016) cho biết, Trung Quốc chuẩn bị thực hiện cái gọi là “cuộc cách mạng nhà vệ sinh” với dự án xây mới hoặc “cải tạo” 100.000 nhà vệ sinh công cộng. Những ai từng đi du lịch Trung Quốc hẳn có thể “cảm nhận” “sự khác biệt” của nhà vệ sinh công cộng nước này như thế nào (tôi là… một “nhân chứng”!).
Văn hóa không thể xây dựng từ những chiến dịch tuyên truyền, đặc biệt khi mà văn hóa đã bị đốn trốc gốc, khi nhận thức văn hóa đã bị uốn nắn lệch lạc. Không thể xây căn nhà khi mà cái móng đã mục rữa. Văn hóa là dựng người. Văn hóa không thể đến từ những “mô hình” mang tính hình thức như “khu phố văn hóa” hoặc “làng văn hóa”. Văn hóa cũng khó có thể trở thành một nếp sống đàng hoàng lâu dài, nếu nó được thực hiện như một cách “đối phó thời vụ” qua các chiến dịch “thi đua”; và khi “phản xạ có văn hóa” đã dần bị triệt tiêu. Để kiến tạo lại một nền văn hóa xuống dốc, điều cần làm là tìm hiểu nguyên nhân khiến nó suy đồi và sửa lại từ đó, chứ không phải tạo ra cái gọi là “bộ quy tắc ứng xử”. Điều đó cũng giống như tưới vài giọt nước cho một cái cây khô mục đã chết. Giáo dục và xây dựng căn bản đạo đức mới là những viên gạch cần thiết để dựng ngôi nhà văn hóa. Hơn nữa, “phần mềm văn hóa” không có giá trị gì nếu bản thân “hệ điều hành” không có văn hóa.
Chuyện tử tế - Trần Văn Thuỷ
Đạo diễn Trần Văn Thuỷ
Những ngày qua đã có quá nhiều post về những điều không tích cực (chủ yếu về công ty lừa đảo Thiên Ngọc Minh Uy), vậy đóng lại năm 2016 này bằng một nội dung tích cực đã có cách đây 30 năm (tất nhiên xem xong thì vẫn nặng đầu thôi).
Bộ phim "Chuyên tử tế" - 1985 (gồm cả nội dung giới thiệu)
Đọc thêm: Đạo diễn Trần Văn Thuỷ nói về chuyên tử tế ngày nay (trả lời phỏng vấn RFA, đã có trong clip trên)
Clip giao lưu của ông Trần Văn Thuỷ nhân sự kiện 30 năm bộ phim "Chuyện tử tế" - Truyền hình VOV
Bộ phim "Hà Nội trong mắt ai" - 1982 - Được gọi là tập 1 của "Chuyện tử tế" (dù không liên quan gì)
Tác giả của "Death by China" được đề cử đứng đầu Ủy ban Thương mại Quốc gia Mỹ
Sau đó có share tùm lum để anh chị em đọc, có người đọc, có người không, nhưng không sao, vẫn share tiếp thôi.
Giờ share lại bản e-book dành cho thiết bị đọc sách Amazon Kindle hoặc app Amazon Kindle (lưu ý: đây là bản cũ của nhóm dự du học sinh ở AIT dịch năm 2012, bản mới nhất thì nên mua ở Amazon, còn ai muốn đọc bản PDF (bản dịch cũ) thì dùng link này)
Điểm trên báo chí này hôm nay (22/12/2016) về việc Peter Navarro được Tổng thống đắc cử Donald Trump đề cử vào chức vụ người đứng đầu Ủy ban Thương mại Quốc gia Mỹ:
- Đề cử tác giả "Chết bởi Trung Quốc..." làm cố vấn kinh tế - Báo Tuổi Trẻ
- Ông Trump bổ nhiệm nhà kinh tế chống Trung Quốc đứng đầu Ủy ban Thương mại Quốc gia - Báo điện tử Dân Trí
- Chân dung tác giả cuốn “Cái chết do Trung Quốc” được chọn làm cố vấn của ông Trump - Báo điện tử Dân Trí
Câu hỏi riêng (để 4 năm nữa xem lại): Liệu Việt Nam tận dụng được gì trong cái vòng xoáy này (ít nhất là trong 4 năm tới, 2017-2020)? Hay tiếp tục làm phiên thuộc cho Trung Quốc và còn nặng nề hơn ngày hôm nay?
"Cần cù là huyền thoại, hiếu học là ngộ nhận"
“Không thể tự khen là cần cù được”
Cần cù và hiếu học lâu nay được xem là niềm tự hào của người Việt chúng ta. Nay ông kết luận rằng những phẩm chất này chỉ là huyền thoại thì quả là một cú sốc...- Nếu chỉ là một công dân, đúng là tôi cũng nghĩ rằng cần cù và hiếu học là những phẩm chất đáng tự hào vì hầu như đâu đâu và ai ai cũng nói như vậy. Và có lẽ sẽ có cảm giác bất bình với kẻ dám kết luận rằng những phẩm chất này chỉ là huyền thoại.
Nhưng tôi là nhà khoa học và người làm khoa học thì phải có trách nhiệm đi tìm sự thật và tôn trọng sự thật.
Vậy thì về mặt khoa học, sự thật này như thế nào?
- Cần cù, hiếu học thường được xem là những phẩm chất chung của Đông Á. Cùng là cần cù, hiếu học nhìn bề ngoài thấy giống nhau, thực ra là giữa Việt Nam với Đông Bắc Á rất khác nhau.
Mọi phẩm chất của con người đều là do hoàn cảnh sống tạo nên. Điều kiện tự nhiên Đông Bắc Á rất khắc nghiệt nên người Đông Bắc Á thật sự cần cù − Nhật Bản, Hàn Quốc là những điển hình của đức tính cần cù ấy.
Còn Việt Nam và Đông Nam Á là khu vực vốn được thiên nhiên ưu đãi nên không thể có phẩm chất ấy.
Sở dĩ lâu nay các học giả Việt Nam và cả nhiều người nước ngoài nghĩ rằng người Việt cần cù là do bị đặc điểm của nghề trồng lúa nước đánh lừa.
Trồng lúa nước là nghề mang tính thời vụ rất cao. Gặp lúc gieo cấy hay vào vụ gặt thì hình ảnh dễ thấy là người nông dân Việt đầu hôm sớm mai bán mặt cho đất, bán lưng cho trời – đúng là cần cù thật. Nhưng xong việc thì lại chơi.
Khoảng thời gian giữa cấy và gặt rất dài, là lúc chúng ta nghỉ ngơi, ăn chơi liên miên: “Tháng giêng là tháng ăn chơi/ Tháng hai cờ bạc, tháng ba hội hè/ Tháng tư đong đậu nấu chè/ Ăn tết Đoan Ngọ trở về tháng năm...”.
Bây giờ vẫn thế. Con người nông dân đi vào công sở, cộng với tổ chức quản lý kém..., nên người Việt về cơ bản vẫn ham chơi bời, lễ hội, đàn đúm, “buôn dưa lê” và nhậu nhẹt. Nên mới có tình trạng 30% công chức sáng cắp ô đi tối cắp ô về.
Ở một dân tộc cần cù thì các quán cà phê sẽ không đông khách đến tận 9 - 10h sáng, và buổi chiều thì từ 4h chiều trở đi các quán nhậu sẽ không nghẹt cứng hết cả như ở Việt Nam. Mà số lượng các quán cà phê và quán nhậu ở các thành phố Việt Nam thì rất nhiều.
Ở các đô thị Hàn Quốc, Nhật Bản, Mỹ… đều không có nhiều quán ăn chơi đến thế và không đông khách quanh năm suốt ngày đến thế.
Người Việt Nam có ham ăn đến thế không? Không hề. Đấy là ăn chơi, ăn để chơi chứ không phải ăn để làm việc. Tất nhiên là sống thì phải có ăn có chơi nhưng ham ăn chơi như thế thì không thể tự khen là cần cù được!
Hiếu học là sự ngộ nhận
Còn sự hiếu học thì sao, thưa ông? Tại sao ông cho rằng nó là huyền thoại chứ không phải là thực tại?- Hiếu học cũng được xem là một giá trị truyền thống của văn hóa Á Đông. Song cần phải phân biệt hiếu học với hiếu danh.
Lớp học thầy đồ xưa (Ảnh tư liệu)
Sự khác biệt giữa hiếu học với hiếu danh thể hiện ở chỗ người hiếu học đi học trước hết quan tâm đến việc nâng cao tri thức và năng lực, còn người hiếu danh đi học là nhằm để có địa vị cao trong xã hội.
Ở các nước chịu ảnh hưởng của Nho giáo đều có tình trạng hiếu danh này. Song ở các nước Đông Bắc Á, nhờ xã hội được quản lý tốt nên muốn có địa vị cao thì phải có tri thức. Cộng thêm lối tư duy của người Đông Bắc Á vừa có tính chủ toàn giống ta nhưng cũng vừa có tính phân tích giống phương Tây, đồng thời họ cũng là những dân tộc thực sự cần cù, cho nên để có danh, họ phải học hành đến nơi đến chốn.
Kết quả là trong lịch sử, các quốc gia Đông Bắc Á đều có những phát minh khoa học, những sáng tạo đóng góp vào quá trình phát triển của dân tộc và nhân loại.
Khác với Đông Bắc Á, người Việt đi học nhưng ít quan tâm đến việc tiếp thu kiến thức, tiếp thu phương pháp mà chỉ quan tâm nhiều đến việc lấy điểm, lấy bằng. Lấy được bằng rồi thì quan tâm đến việc dùng tấm bằng ấy để lấy được một địa vị, bất kể địa vị đó có phù hợp với năng lực sở trường của mình hay không.
Thời xưa người Việt đi học chỉ cốt để làm quan, cốt thoát khỏi cảnh chân lấm tay bùn. Vì vậy mà câu dạy con thường gặp là “Không học thì lớn lên đi cày!”. Thời Lê - Trịnh có 724 người đỗ tiến sĩ thì có tới 712 người (chiếm 98,3%) làm quan, 12 người còn lại thuộc số chưa kịp vinh quy đã mất hoặc không có thông tin.
Trên báo Cứu quốc ra ngày 17-10-1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nêu ra chuyện một ông chủ tịch Ủy ban xã nọ khoe rằng thôn ông trong tháng vừa qua đã bán các chức vị như chánh phó lý, khán thủ..., thu được một món tiền khá lớn. Người đã kịch liệt phê phán việc này và nói rằng “Làm tiền bằng cách bán ngôi thứ tức là gây cho dân chúng có óc hiếu danh”.
Thời nay, sau khi tốt nghiệp THPT, ai cũng cố gắng vào đại học, nhưng vào được rồi thì phần lớn sinh viên đều không muốn phải đọc nhiều, học nhiều, trong khi thích tranh thủ kiếm thêm vài cái bằng nữa. Nhiều người đi học hệ tại chức (vừa học vừa làm), thậm chí cả cao học, nghiên cứu sinh, cũng chỉ cốt lấy bằng nên mới sinh ra nạn học giả bằng thật...
Sở dĩ người Việt đi học mà không coi trọng tiếp thu kiến thức, phương pháp là do hàng loạt nguyên nhân, đều có nguồn gốc từ văn hóa truyền thống. Thứ nhất, là do tầm nhìn gần - xưa học để đi thi, làm quan, nay học để đi thi, lấy bằng.
Thứ hai, là do bệnh đối phó - chỉ tập trung vào mục tiêu trước mắt là đi thi.
Thứ ba, là do bệnh sĩ diện – “tốt đẹp phô ra, xấu xa đậy lại”, không “vạch áo cho người xem lưng” - nên học mà dấu dốt, không hỏi.
Thứ tư, là do tổ chức xã hội kém, quản lý không nghiêm, cùng với lối sống trọng tình nên chỉ cần có bằng cấp và có quan hệ tốt thì dù dốt, dù năng lực kém cũng vẫn có thể có được địa vị cao trong xã hội.
Kết quả là trong lịch sử của mình, Việt Nam không có một phát minh khoa học nào. Những phát minh khoa học, nếu có, đều được hoàn thành trong môi trường nước ngoài, như Hồ Nguyên Trừng với súng thần công, Nguyễn An với thiên tài kiến trúc đều hoàn thành ở Trung Quốc.
Những nhà khoa học, nghệ sĩ đạt tới tầm cỡ thế giới đều là nhờ phương Tây đào tạo - Ngô Bảo Châu được đào tạo ở Pháp, Đặng Thái Sơn được đào tạo ở Nga.
Các thói hư tật xấu chủ yếu trong đời sống văn hóa Việt Nam đương đại (Trần Ngọc Thêm 2015)
Giáo dục nhìn từ văn hóa
GS Trần Ngọc Thêm cho rằng “Bệnh ưa thành tích và bệnh giả dối trong giáo dục rất nặng. Người Việt có câu “Ra đường hỏi già, về nhà hỏi trẻ” nhưng ở trường thầy cô dạy phải biết khôn để giành phần thắng, đóng kịch trong những tiết dự giờ, những lúc có tranh tra... Học sinh học yếu kém cỡ nào thì cũng lên lớp, tỷ lệ tốt nghiệp cao ngất ngưởng"…
"Sự dối trá phổ biến đến nỗi người lớn quên rằng mình đang nói dối. Giả dối trong suy nghĩ thì tự an ủi mình, giả dối trong lời nói được khen là khéo léo, giả dối trong hành động được xem là khôn ngoan”.
Do đâu mà ông lại nặng lời với giáo dục như vậy?
- Không nên nói tôi nặng lời hay không, mà hãy kiểm tra xem điều tôi nói có đúng hay không.
Chỉ cần vào mạng gõ từ khóa “học thuê”, ta sẽ thấy tràn ngập các thông tin như: “Học hộ, học thuê: Nghề mới cho cử nhân thất nghiệp”, “Hội Nhận Đi Học Thuê Đại Học”, “Dịch vụ học hộ, học thuê tại Hà Nội”, “Dịch vụ học, thi hộ tràn lan trong giới sinh viên”, “Nhức nhối nạn học thuê thi hộ”...
Nạn học thuê, thi thuê, thuê viết luận văn, luận án; nạn mua bán bằng cấp... trong nhà trường và các nạn chạy bằng cấp, chạy chức, chạy quyền, chạy huân chương... ngoài xã hội chẳng phải chính là những biểu hiện của bệnh thành tích, bệnh giả dối, bệnh hiếu danh đấy sao?
Vậy, theo ông, tại sao nền giáo dục của chúng ta lại trở nên như vậy?
- Đúng là nền giáo dục của chúng ta vốn không đến nỗi như vậy. Mỗi giai đoạn lịch sử của một xã hội đều tạo ra một nền giáo dục đáp ứng những yêu cầu lịch sử của mình. Nền giáo dục truyền thống của Việt Nam đã từng phục vụ tốt cho nhu cầu của xã hội Việt Nam truyền thống...
Nhu cầu của xã hội Việt Nam truyền thống là gì và nền giáo dục truyền thống có đặc điểm gì, thưa ông?
- Toàn bộ lịch sử của dân tộc Việt Nam là lịch sử của một nền văn minh lúa nước. Nghề trồng lúa nước là nghề phải lệ thuộc vào thiên nhiên ở mức độ cao nhất. Người trồng lúa nước gắn bó với đất, với làng, cả đời không ra khỏi làng, lúc nào cũng chỉ mong được yên ổn. Văn hóa của người trồng lúa nước là văn hóa rất âm tính, văn hóa hướng đến ổn định.
Để đáp ứng nhu cầu của một xã hội ưa ổn định thì nền giáo dục có mục tiêu là đào tạo ra những con người giúp xã hội giữ được ổn định. Xã hội ổn định cần người biết nghe lời, vâng lời.
Biết nghe lời, vâng lời được gọi là “ngoan” - "con cãi cha mẹ trăm đường con hư". Vì vậy giáo dục truyền thống của Việt Nam từ gia đình ra đến xã hội, vào đến nhà trường đều chỉ khuyến khích phẩm chất ngoan, vâng lời. Trong gia đình dạy con cái vâng lời cha mẹ, ra ngoài xã hội khuyến khích người dưới vâng lời người trên.
Như vậy, “ngoan” là phẩm chất mục tiêu của giáo dục Việt Nam truyền thống. Còn năng lực mà giáo dục Việt Nam truyền thống hướng tới là gì? Đó là “giỏi”.
Giỏi được hiểu là thuộc bài. “Thuộc” đây là học thuộc lòng. Ở nhà, cha mẹ hỏi “Con đã học thuộc bài chưa?”. Đến trường, thầy cô hỏi “Có trò nào chưa thuộc bài giơ tay?”. Thuộc bài thì khi trả bài phải làm theo đúng mẫu - cái gì cũng có “mẫu”: bài tập mẫu, bài văn mẫu... - sẽ đạt thành tích cao.
Triết lý giáo dục Việt Nam truyền thống có thể tóm gọn trong 4 chữ là “con ngoan - trò giỏi”. Con ngoan trò giỏi là mục đích phấn đấu của mỗi học sinh, đó là con đường dẫn tới thành công. Thành công ngày xưa là thi đỗ làm quan, bây giờ là thi đỗ lấy bằng. Mục đích chỉ có thế, rất cụ thể và rất thiển cận.
Kết quả và hậu quả của "con ngoan trò giỏi"
Triết lý giáo dục “con ngoan trò giỏi” đã mang lại những kết quả gì, thưa ông?
- Trong gia đình, mục tiêu ngoan theo nghĩa biết vâng lời khiến cho người Việt Nam từ xưa đến nay hầu như chưa bao giờ được là chính mình.
Đứa con khi còn nhỏ đi học vì cha mẹ, chọn trường chọn nghề theo ý cha mẹ, lấy vợ vì cha mẹ, đẻ con, nuôi con có khi cũng vì cha mẹ, theo ý cha mẹ. Nếu cha mẹ còn sống thì dù có lên ông lên bà rồi nhưng làm gì cũng vẫn phải hỏi ý kiến các cụ.
Nhờ thế mà có kết quả là gia đình cực kỳ ổn định, êm thấm, dù đôi khi chứa đựng cả một bi kịch bên trong.
Trong nhà trường, mục tiêu giỏi theo nghĩa thuộc bài đã đẻ ra các căn bệnh học gạo, học tủ, học lệch..., đẻ ra nghề luyện thi và các lò luyện thi... Nhờ thế mà có nhiều người đỗ đạt, nhận bằng. Xã hội có nhiều người thành đạt nhờ thuộc bài và biết vâng lời như thế là một xã hội rất ổn định.
Tóm lại, triết lý “con ngoan trò giỏi” đã giúp cho Việt Nam trong một thời gian dài có một nền văn hóa cực kỳ ổn định mà không một cuộc xâm lăng nào có thể phá đổ. Nền giáo dục theo triết lý “con ngoan trò giỏi” đã thực hiện được sứ mệnh xây dựng văn hóa bảo tồn đất nước, chống ngoại xâm.
Và ngày nay triết lý “con ngoan trò giỏi” để lại những hậu quả gì?
- Từ sau đổi mới chúng ta hướng đến một xã hội phát triển. Từ truyền thống “trọng tĩnh”, ở một số phương diện nào đó chúng ta đã chuyển sang “trọng động”. Ngày xưa giàu có phải giấu đi nhưng giờ thì khoe ra, phải tự hào. Dân giàu nước mạnh, triết lý sống đã thay đổi.
Trong khi đó thì triết lý giáo dục vẫn như cũ, không thay đổi gì cả. Với triết lý “con ngoan trò giỏi” thì mọi thứ đều bị rập khuôn (bài mẫu, cách giải mẫu, đề mẫu...), mọi hoạt động đều mang tính đối phó.
Sự độc lập suy nghĩ có thể được khuyến khích một cách hình thức, còn thực chất là thường bị thủ tiêu. Sự sáng tạo thường bị dập tắt. Độc lập suy nghĩ tất sẽ hình thành thói quen phản biện, mà phản biện thì sẽ không còn ngoan và biết vâng lời. Sáng tạo thì sẽ mới lạ, độc đáo, không theo khuôn mẫu nào. Không theo mẫu, không đúng đáp án là không thuộc bài, ít thầy cô dám xem là trò giỏi.
Để yên ổn, ổn định thì mọi người phải giống nhau. Nếu trồi lên khác người thì sẽ phá vỡ sự ổn định và do vậy sẽ bị dập xuống…
Nền giáo dục của chúng ta đã tạo được một số trường chuyên rất nổi tiếng. Các trường này có thể có tỉ lệ 100% (hoặc gần 100%) thi đỗ đại học, có thể có nhiều học sinh đoạt giải cao trong các kỳ thi quốc gia, quốc tế. Những học sinh này đều là những người rất giỏi, thông minh, nhưng điểm lại hầu như chẳng có mấy ai trở thành nhà khoa học lớn.
Những tài năng như GS.VS. Trần Đại Nghĩa, GS. nhạc sĩ Trần Văn Khê, GS. Ngô Bảo Châu…, nếu không được đào tạo tiếp nhiều năm ở phương Tây thì chắc cũng chẳng thành danh.
Văn hóa phương Tây là văn hóa hướng đến phát triển nên xã hội phương Tây khuyến khích học trò tranh luận, phản biện. Có phản biện, có tranh luận thì mới có phát triển.
Nhu cầu xã hội của Việt Nam thời nay là phát triển, nhưng nền giáo dục vẫn bị triết lý giáo dục thuở xưa chi phối, không thay đổi bao nhiêu, cho nên không còn thích hợp.
Cần có quan niệm khác về "con ngoan trò giỏi"? (Ảnh Đinh Quang Tuấn)
Cải cách giáo dục cần bắt đầu từ triết lý
Ông nói rằng giáo dục vẫn không thay đổi gì cả, trong khi giáo dục đã và đang trải qua những cuộc cải cách, đổi mới đấy chứ?
- Tôi nói giáo dục không thay đổi là nói về triết lý giáo dục.
Trong khi các cuộc cải cách giáo dục lâu nay chỉ lo thay đổi những cái bề ngoài như cấu trúc hệ thống (10 năm, 12 năm); chương trình (thay đổi số môn bắt buộc/ tự chọn, có hay không có phân ban); SGK (mỗi lần lại tổ chức viết lại SGK); phương thức học (niên chế hay tín chỉ, thầy hay trò là trung tâm), phương thức thi tốt nghiệp, thi tuyển sinh đại học (Bộ hay trường ra đề, thi riêng hay thi gộp)...
Mọi thứ chúng ta đều có nghiên cứu, tham khảo, đi học thế giới.
Học theo thế giới trong khi điều quan trọng nhất rất ít được để ý là xuất phát điểm của thế giới rất khác với ta. Những nền giáo dục tiên tiến của các nước phát triển xây dựng trên xuất phát điểm là họ đã có một xã hội đô thị hóa rồi, công nghiệp hóa rồi, bây giờ người ta chỉ còn lo hiện đại hóa và hội nhập.
Còn xuất phát điểm của chúng ta là xã hội nông thôn, con người nông dân. Mà giữa nông thôn với đô thị, nông dân với thị dân, nông dân với công nhân thì văn hóa (suy nghĩ, hành động, ứng xử...) khác nhau rất nhiều. Tức là chúng ta bị hụt hẫng, có một khoảng cách rất xa về văn hóa - con người.
Ở các nước phát triển, khi người ta đã có xã hội công nghiệp - đô thị rồi thì con người rất tự giác, trung thực, tổ chức xã hội rất ổn định, nề nếp. Dễ hiểu là vì sao người ta chỉ cần lo phát triển kinh tế, bảo vệ môi trường.
Còn chúng ta không được như vậy… Thế nên, có đổ bao nhiêu tiền vào giáo dục cũng như muối bỏ bể. Bởi khoảng hụt hẫng giữa ta và thế giới là hụt hẫng về văn hóa - con người, chứ không phải là chương trình, SGK, càng không phải là tiền bạc. Mà xây dựng văn hóa - con người với những phẩm chất cần có của một xã hội đô thị và công nghiệp thì phải bắt đầu từ việc thay đổi một cách cơ bản triết lý giáo dục.
Trong các cuộc cải cách giáo dục cũng đã có bàn đến triết lý giáo dục, có đề ra một loạt những phẩm chất muốn hướng tới. Ông có ý kiến gì về điều này?
- Những phẩm chất và triết lý từng được nêu ra đều là tham khảo của thế giới.
Chẳng hạn, triết lý giáo dục mà nhiều người thường nhắc đến là triết lý do UNESCO đề xuất: “Học để biết, học để làm, học để chung sống, học để tự khẳng định mình”.
Rất hay, rất thực tế, nhưng là thực tế phù hợp với xuất phát điểm của thế giới chứ không phù hợp với xuất phát điểm của ta, vì vậy mà càng cải cách càng rối.
Thực tế phù hợp với xuất phát điểm của chúng ta là như thế nào, thưa ông?
- Nếu xuất phát điểm của chúng ta là văn hóa - con người nông nghiệp - nông thôn và triết lý giáo dục xây dựng nên văn hóa - con người ấy là “con ngoan, trò giỏi”, thì cần xây dựng một triết lý mới bám sát vào thực tế ấy mới tạo nên được sự thay đổi. Con ngoan cần đổi thành con có bản lĩnh, trò giỏi cần đổi thành trò sáng tạo.
Hệ giá trị Việt Nam truyền thống cốt lõi (Trần Ngọc Thêm 2015)
Bởi vì nếu ngoan là biết vâng lời, thì có bản lĩnh là biết và dám phản biện.
Cần dạy cho trẻ em suy nghĩ bằng cái đầu của mình về tất cả những gì mà cha mẹ, thầy cô nói ra, về mọi thứ mà các em quan sát thấy ngoài xã hội.
Dạy cho các em cách suy nghĩ, cách bình luận, phê phán, đưa ra ý kiến của mình, tức là sáng tạo. Giỏi không phải theo kiểu học thuộc bài nữa mà có ý kiến riêng, có tìm tòi, tức là sáng tạo.
Cha mẹ, thầy cô phải khuyến khích điều đó. Tập cho trẻ cách tư duy sao cho sắc sảo, lập luận sao cho chặt chẽ, thuyết phục.
Bản lĩnh là “dũng”, sáng tạo là “trí”, mang cái “trí” và “dũng” ấy phục vụ cho cộng đồng là “nhân”.
Đi đến ba chữ “dũng-trí-nhân” không phải là trở lại với Nho giáo (kiểu Hán Nho: “Nhân-lễ-nghĩa-trí-tín”), cũng không hoàn toàn là trở lại với Khổng tử.
Khổng tử bắt đầu bằng “nhân” vì văn hóa phương Bắc vốn quá thiên về dũng mà thiếu tình người. Còn văn hóa chúng ta thì ngược lại, mọi thứ đều lấy tình cảm làm đầu nên phải bắt đầu từ “dũng”.
10 giá trị cốt lõi để “lấp khoảng trống”
Hệ giá trị định hướng cốt lõi trọng điểm (Trần Ngọc Thêm 2015)
Vậy thì những giá trị nào mà con người Việt Nam cần có trong giai đoạn hiện nay, cũng như để hướng tới sự hội nhập toàn cầu, thưa ông?
- Trong công trình của mình, tôi có đề xuất hệ giá trị định hướng cốt lõi toàn diện gồm 35 giá trị, và hệ giá trị định hướng cốt lõi trọng điểm gồm mười giá trị.
Mười giá trị này chia thành năm cặp, bao gồm một cặp giá trị xã hội và bốn cặp giá trị cá nhân.
Cặp hai giá trị xã hội “dân chủ” và “pháp quyền” là cặp rất quan trọng. Dân chủ là tổ chức xã hội từ dưới lên trên. Pháp quyền là tổ chức xã hội từ trên xuống dưới. Quản lý phải theo đúng luật, mọi thứ tình cảm phải để ra ngoài. Thực hiện được cặp giá trị xã hội này sẽ là nền tảng cho việc thực hiện những giá trị khác, và bảo đảm cho việc lấp đầy khoảng hụt hẫng về văn hóa - con người.
Còn lại bốn cặp giá trị con người cá nhân là gì?
- Cặp thứ nhất là nhân ái và yêu nước. Đây là hai giá trị truyền thống điển hình, nhưng phải thay đổi nội hàm của nó. Yêu nước truyền thống là yêu nước trong chiến tranh. Yêu nước mới phải là cả trong chiến tranh và hòa bình. Nhân ái truyền thống là nhân ái của văn hóa làng xã giữa những người quen thân nhau, với người lạ thì vô cảm. Nhân ái mới phải là nhân ái trên tinh thần trách nhiệm, ý thức xã hội, đi ra đường cũng phải thương yêu giúp đỡ nhau.
Cặp thứ hai là trung thực và bản lĩnh. Thời hội nhập con người rất cần những giá trị này; không trung thực không làm việc được với ai, không có niềm tin làm gì có bạn bè. Và để trung thực cần phải bản lĩnh, biết suy nghĩ bằng cái đầu của mình.
Cặp thứ ba là trách nhiệm và hợp tác, là hai giá trị của con người trong quan hệ với đồng loại.
Cặp thứ tư là tính khoa học và sáng tạo. Thời buổi kinh tế tri thức làm việc phải khoa học, cái gì cũng phải xem xét tính toán cân nhắc sao cho logic chặt chẽ.
Năm cặp giá trị này là những giá trị tối thiểu; tùy theo yêu cầu cụ thể, có thể có những bổ sung. Năm cặp giá trị này cần được thực hiện không chỉ trong giáo dục mà cần đưa vào tất cả các cơ quan đoàn thể, các cấp các ngành. Nếu đâu đâu cũng thực hiện được năm cặp giá trị này, chắc chắn sẽ thành công.
Xin cảm ơn ông.
GS. Nguyễn Thế Hữu, nguyên Giám đốc ĐH Huế, có bày tỏ sự ngạc nhiên khi giáo dục của chúng ta không nhắc đến phẩm chất cao thượng của con người. Ông Hữu đặt câu hỏi: “Vì chúng ta quên hay vì chúng ta không còn lòng tin con người có thể cao thượng?”.
Nếu câu hỏi này đặt ra cho ông, ông sẽ trả lời như thế nào?
- Tôi không thích lắm phẩm chất “cao thượng”. Tôi thích từ mà đạo diễn Trần Văn Thủy từng dùng làm tiêu đề cho phim của mình hơn – đó là sự “tử tế”. “Cao thượng” xác lập vị thế đứng trên và cho đi. Còn “tử tế” là quan hệ giữa những người cùng chung sống.
Văn hóa âm tính hay nói đến sự cho đi, nhưng thực ra cho đi vẫn chứa đựng suy nghĩ về lấy lại. Ở Việt Nam ta, mỗi khi nhà ai có cưới hỏi, tang ma thì mọi người thân quen đều xúm lại giúp đỡ. Nhưng đừng quên rằng sau mỗi cuộc tang ma hay hôn nhân, gia chủ sẽ phải ngồi lại ghi sổ từng người một đã giúp mình bao nhiêu, để sau này còn có trách nhiệm trả lại bằng hoặc cao hơn.
Vì sao người Việt Nam ngồi ăn với nhau anh nào cũng tranh nhau trả tiền? Có phải hoàn toàn vì cao thượng hay không? Thực ra là vì trong tiềm thức có nguyên nhân từ văn hóa: Người trồng lúa nước vốn ở yên một chỗ, gắn bó lâu dài. Trong quan hệ ngang bằng, ai chi tiền thì người đó nắm lợi thế, tạo ra ơn nghĩa để thắt chặt quan hệ. Người kia mang mặc cảm của người mắc nợ và phải tìm cơ hội để mời lại. Nếu có người nào đi ăn mà cứ để người khác trả tiền vài lần thì sẽ bị mang tiếng là keo kiệt, “ăn chùa”.
Còn người Phương Tây cùng ăn với nhau xong thì cưa đôi, phần ai người ấy trả, rất tự nhiên và vô tư, vì văn hóa của họ là văn hóa đi, con người luôn di chuyển. Hôm nay gặp nhau đây mà có khi không có cơ hội gặp nhau lần thứ hai, vì vậy ứng xử sòng phẳng, không nợ nần, sẽ khiến cho cả hai đều thấy thoải mái.
Nếu câu hỏi này đặt ra cho ông, ông sẽ trả lời như thế nào?
- Tôi không thích lắm phẩm chất “cao thượng”. Tôi thích từ mà đạo diễn Trần Văn Thủy từng dùng làm tiêu đề cho phim của mình hơn – đó là sự “tử tế”. “Cao thượng” xác lập vị thế đứng trên và cho đi. Còn “tử tế” là quan hệ giữa những người cùng chung sống.
Văn hóa âm tính hay nói đến sự cho đi, nhưng thực ra cho đi vẫn chứa đựng suy nghĩ về lấy lại. Ở Việt Nam ta, mỗi khi nhà ai có cưới hỏi, tang ma thì mọi người thân quen đều xúm lại giúp đỡ. Nhưng đừng quên rằng sau mỗi cuộc tang ma hay hôn nhân, gia chủ sẽ phải ngồi lại ghi sổ từng người một đã giúp mình bao nhiêu, để sau này còn có trách nhiệm trả lại bằng hoặc cao hơn.
Vì sao người Việt Nam ngồi ăn với nhau anh nào cũng tranh nhau trả tiền? Có phải hoàn toàn vì cao thượng hay không? Thực ra là vì trong tiềm thức có nguyên nhân từ văn hóa: Người trồng lúa nước vốn ở yên một chỗ, gắn bó lâu dài. Trong quan hệ ngang bằng, ai chi tiền thì người đó nắm lợi thế, tạo ra ơn nghĩa để thắt chặt quan hệ. Người kia mang mặc cảm của người mắc nợ và phải tìm cơ hội để mời lại. Nếu có người nào đi ăn mà cứ để người khác trả tiền vài lần thì sẽ bị mang tiếng là keo kiệt, “ăn chùa”.
Còn người Phương Tây cùng ăn với nhau xong thì cưa đôi, phần ai người ấy trả, rất tự nhiên và vô tư, vì văn hóa của họ là văn hóa đi, con người luôn di chuyển. Hôm nay gặp nhau đây mà có khi không có cơ hội gặp nhau lần thứ hai, vì vậy ứng xử sòng phẳng, không nợ nần, sẽ khiến cho cả hai đều thấy thoải mái.
Chi Mai (Vietnamnet) thực hiện
Xem thêm trao đổi của Lương Hoài Nam: Người Việt có quan tâm đến 'giáo dục thật'?
Một số blogs thú vị (2016)
- Action.vn: thông tin về startup
- iSocial: cộng đồng iSocial trên Facebook (về online marketing và mạng xã hội)
- Online Marketing của EQVN: same same iSocial (dưng không ngon và nhiều bằng)
Công nghệ, Lập trình, Web:
- ABSTRACTION HUB - của ông ẻm Trương Đắc Bình, khá nhiều bài hay về UI/UX, cafe, book review
- Lập trình & Cuộc sống: chủ yếu dịch bài từ blog công nghệ của các bạn Mẽo
- TechMaster Blog: giống VinaCode, đôi khi anh em ở VinaCode lại quẳng lên đây trước
- Hanoi Scrum: thực hành scrum ở đất Hà Nội
- Tạp chí Lập trình: tùm lum cả
- Kipalog: Keep a log - tùm lum cả, dưng chủ yếu ngó cái Javascript/Angular
- Awwwards: nhanh mục web đẹp (đoạt giải)
- Webdesign Inspiration: web đẹp, tham khảo bét nhè
- Agile Hobo: .NET, Xamarin, Visual Studio,....
Thông tin & Nghiên cứu:
- Blog của GS. John Vu về khởi nghiệp & STEM (GS. John Vu chính là Dịch giả Nguyên Phong của cuốn sách Hành trình về Phương Đông)
- Nghiên cứu Quốc tế: kho tư liệu hay ho của nó
- Trạm Đọc (Read Station): cho các con mọt sách
- 3 SÀM: cho các loại thông tin "lề dân"
Tools & Toys:
- Video Grabber: tải video online (Youtube, Vimeo) về máy xem chơi (cái này là tool, éo phải blog)
- Tải với VIP link (FShare, ....) trực tiếp: linksvip.net - fastheme.com
- Xem bóng đá với AceStream/SopCast: LiveSport.ws (tiếng Nga) - TopBongBa
Khác:
- Phan Phương Đạt: nhân sự, đồ gỗ tự chế, nuôi trẻ - hay nhất: làm phòng cho bé gái
- The X file of History: lịch sử với cái nhìn mới (Facebook page, éo phải blog)
- Tolkien Legendarium Việt Nam: thế giới trong The Lord of The Rings (Facebook page, éo phải blog)
- Game Of Thrones (VN): về phim là chính, còn truyện đọc cả gần 10 năm nay mà vẫn chưa có đến tập cuối (Facebook page, éo phải blog)
- Hướng dẫn làm máy bay giấy: hình ảnh từ Google Search, Maker Space Flight (Pinterest)
Mười năm trước cũng có một cái post dư thế lày, giờ xem lại danh sách thì chết sạch, chỉ còn lại một vài cái là:
- Viet-Studies của GS. Trần Hữu Dũng (đội dư lợn viên phá cũng nhiều, cướp domain cũng lắm nên truy cập rất tậm tịt)
- Cái Tôi thì chuyển sang thành Tâm Ngã
- Thuận VietSpider thì đổi sang thành Tôi học Java
- Blog của bác TanNg thì chuyển sang WordPress, dưng giờ cũng chẳng mấy khi viết.
Vậy nên post ra đây để lúc nào cần lại mở cho nhanh vậy (rồi để 5-10 năm nữa review lại xem còn mấy cái sống)
Nhạc Baroque
Theo Wikipedia, các giai đoạn của nhạc cổ điển phương Tây được người ta chia ra như sau:
- Trung cổ: thông thường được coi là giai đoạn trước 1450. Giai đoạn này đặc trưng bởi thể loại Thánh ca (Chant), còn gọi là đồng ca nhà thờ hay Thánh ca Gregory.
- Phục hưng (khoảng từ 1450 - 1600): đặc trưng bởi sử dụng nhiều sự phối dàn nhạc và nhiều loại giai điệu.
- Baroque (khoảng 1600 - 1760): đặc trưng bởi việc dùng đối âm việc phổ biến của nhạc phím và nhạc dàn.
- Cổ điển (khoảng 1730 - 1820): là một giai đoạn quan trọng đã đặt ra nhiều chuẩn biên soạn, trình bày cũng như phong cách.
- Lãng mạn (1815 - 1910): là một giai đoạn mà âm nhạc đã vào sâu hơn đời sống văn hoá và nhiều cơ quan giảng dạy, trình diễn và bảo tồn các tác phẩm âm nhạc đã ra đời.
- Thế kỷ 20: thường dùng để chỉ các thể loại nhạc khác nhau theo phong cách hậu lãng mạn cho đến năm 2000, bao gồm Hậu Lãng Mạn, Hiện Đại và Hậu Hiện Đại.
- Âm nhạc đương đại: thuật ngữ thường được dùng để gọi âm nhạc tính từ đầu thế kỷ 21.
- Tiếp đầu ngữ tân thường được dùng để chỉ âm nhạc thế kỷ 20 hay đương đại được soạn theo phong cách của các giai đoạn trước đây, như cổ điển, lãng mạn, v.v... Ví dụ như tác phẩm Classical Symphony của Prokofiev được coi là một tác phẩm “Tân Cổ Điển”.
Việc chia các thời kỳ âm nhạc phương Tây chỉ có tính quy ước tương đối, ở một mức độ nào đó là không hoàn toàn chặt chẽ, bởi các giai đoạn thường gối lên nhau. Ngoài ra mỗi giai đoạn lại có thể được chia nhỏ theo thời gian hoặc phong cách.
Từ “baroque” xuất xứ từ “barroco” của Bồ Đào Nha, có nghĩa là “ngọc trai xấu xí”, một từ…tiêu cực mô tả thể loại âm nhạc trang trí công phu so với trước đó và tên “Baroque”cũng được dùng để chỉ nghệ thuật kiến trúc cùng thời điểm ấy.
Baroque có thể coi như nền móng tạo thành một phần lớn các tác phẩm của nhạc cổ điển. Các nhà soạn nhạc của thời đại baroque bao gồm:
Johann Sebastian Bach, George Frideric Handel, Alessandro Scarlatti, Antonio Vivaldi, Georg Philipp Telemann, Jean-Baptiste Lully, Arcangelo Corelli, François Couperin, Denis Gaultier, Claudio Monteverdi, Jean-Philippe Rameau và Henry Purcell.
Trong giai đoạn này, các nhà soạn nhạc và nghệ sĩ biểu diễn sử dụng âm nhạc phức tạp hơn thời trước đó, thực hiện thay đổi các ký hiệu âm nhạc, và phát triển các kỹ thuật mới của nhạc cụ, và opera cũng được thành lập như là một thể loại âm nhạc.
Nhiều thuật ngữ âm nhạc và các khái niệm từ kỷ nguyên này vẫn còn giá trị và được sử dụng đến ngày nay.
Số album baroque nầy mềnh cũng có một mớ, đã chia sẻ ở post "Thư viện nhạc của Quỳnh đặt ở 360 cloud-disc"
Còn bây giờ, mời quý bạn thưởng thức một số nhạc phẩm (như lại qua video) được hosted ở YouTube:
Đọc nhiều nhất
-
Xem phim "Analyze This" của Robert De Niro
Hôm nọ có xem cái phim "Analyze This" của Robert De Niro về xem, thấy vui vui, nay giới thiệu sơ sơ với mọi người... -
Đường Định mệnh (Sự nghiệp/May mắn)
Dẫn nhập: ngày trước cũng tò mò về cái chủ đề chỉ tay, rồi xem tay, rồi tự đọc và tìm hiểu loạn xị cả lên, thực ra kết quả chính là để loè g... -
Hiệu ứng domino và bí quyết tạo lập chuỗi các thói quen tích cực trong cuộc sống
Các hành vi của con người đều có mối liên hệ tương tác lẫn nhau Hãy lấy ví dụ về trường hợp của Jennifer Lee Dukes. Sau hơn 2 thập kỷ, từ k... -
Để yêu bất kì người nào, hãy làm những điều sau
Hơn 20 năm trước, nhà tâm lý học Arthur Aron đã thành công trong một thí nghiệm vô tiền khoáng hậu: làm cho 2 người xa lạ yêu nhau. Hè năm n... -
Hà Nội đã mở rộng
Lâu rồi không viết cái gì vì bận bù đầu, giờ cũng chẳng hứng thú lắm nhưng lúc chiều đọc thấy cái tin Quốc Hội đã chấp thuận cho mở rộng Hà ... -
Nguyệt Ánh: Chill-out là thương hiệu của tôi
Chủ đề cuộc gặp lần này xoay quanh dự án Nguyệt Ánh Chill-out của Nguyệt Ánh đang được chú ý trên báo chí, trong các forum âm nhạc và cả ở ... -
Phim: Buddha – Cuộc Đời Đức Phật Thích Ca
Bộ phim Buddha về cuộc đời Đức Phật Thích Ca Mâu Ni từ đản sanh đến niết bàn. Bộ phim lấy cảm hứng ( hoặc cũng có thể gọi là được chuyển t...
Tham khảo
Liên kết web
Phân loại
Báo chí
(55)
Văn hoá
(33)
Tâm lý
(29)
Tán nhảm
(27)
Công nghệ
(25)
Blog
(17)
Xã hội
(16)
Nghề nghiệp
(15)
Phim
(15)
Quora
(14)
Con người
(13)
Kinh doanh
(13)
Nhạc
(13)
Cuộc sống
(11)
Kỹ năng
(11)
Marketing
(11)
Công cụ
(10)
Lập trình
(10)
Lịch sử
(10)
Sách
(10)
Cặp đôi
(9)
Phát triển
(9)
Thiền
(8)
Tình yêu
(8)
Tản mạn
(7)
Sức khoẻ
(6)
Chính trị
(5)
Giáo dục
(5)
Hạnh phúc
(4)
Kim Dung
(4)
Kiếm hiệp
(4)
Mạng xã hội
(4)
Phát triển cá nhân
(4)
Phần mềm
(4)
Tiền tệ
(4)
Tài chính
(4)
Thực hành
(3)
Tâm linh
(3)
Quản lý công việc
(2)
Quản lý thời gian
(2)
Tiếp thị
(2)
Chăm sóc khách hàng
(1)
Làm việc
(1)
Lãnh đạo cá nhân
(1)
Nguỵ biện
(1)
Quản lý cá nhân
(1)
Thương hiệu
(1)
Tình dục
(1)