Văn hoá và "cuộc xâm lăng văn hoá"
Bìa cuốn sách "Văn hoá & Con người" và tác giả
Khi đọc cuốn sách đó, thấy rõ ông Bạt đưa ra các khái niệm (hoặc gọi là định nghĩa cũng được) rất ngắn gọn và khúc triết cho văn hoá, và cái câu "nghiên cứu/tìm hiểu về con người chính là nghiên cứu/tìm hiểu về văn hoá" là cái câu mình rất khoái.
Trong đó có đoạn ông Bạt giới thiệu về các hình thái thể hiện của văn hoá, các yếu tố tác động vào văn hoá, và liệu có cuộc "xâm lăng văn hoá" hay không? Đọc đến đoạn đó mình rất khoái, vì bây giờ các quốc gia không còn bo bo giữ cửa, bế quan toả cảng nữa nên việc giao lưu văn hoá mạnh hơn thời kỳ trước là tất yếu, và cái cụm từ "xâm lăng văn hoá" nghe nó thật lố lăng và kỳ quái, chặc.
Trong vài năm gần đây, việc ăn mặc, nhộm tóc của thanh niên bị ảnh hưởng rất nhiều từ phim của Hàn Quốc, mình nhìn thấy thì cho là rất chuối, nhưng cũng thấy không phiền phức lắm, cho dù mình rất ghét phim Hàn. Không biết cái điều này có phải là "xâm lăng văn hoá" không nhỉ?
Gần đây loạng đọc vài nơi, sau theo một cái link thì đọc được một bài về vấn đề xâm lăng văn hoá trên báo Nhân Dân của một tác giả thi thoảng viết một số bài khá hay trên Thể thao & Văn hoá (thấy thiên hạ nói rằng tác giả này đang là một cây bút cứng mới nổi trong giới phê bình văn học VN). Mỗi cái đọc xong thì thấy "buồn cười cho cái lưỡi gỗ" nên chợt nhớ về quyển sách của ông Bạt nên viết vài dòng ra đây chơi, mong giải toả nỗi lòng bức bối.
Thời gian sau rảnh rang hơn thì có lẽ sẽ viết tiếp, bây giờ dừng ở đây.
Cập nhật: Hình ảnh ở trên là một số "ngôi sao giải trí" của Việt Nam ăn mặc bắt trước theo các nhân vật trong phim "Hậu duệ mặt trời" của Hàn Quốc (về quân đội của Hàn Quốc), và họ cũng không biết đến các tội ác mà quân đội Hàn Quốc đã gây ra tại Việt Nam trong thời kỳ Chiến tranh Việt nam (1968 - 1972). Sự xâm lăng này đã có kết quả?
"Điểm báo thú vị" về học văn và phong danh hiệu cho nghệ sỹ
Vì sao môn văn trong nhà trường không hấp dẫn? - Nhà văn Ngô Tự Lập - Báo Tiền Phong (về bài văn lại của Phi Thanh)
Khi bài văn này xuất hiện, VN xôn xao, rồi sau đó một loạt báo chí đưa tin và đăng các bài viết/bình luận xung quanh vấn đề này, sau đó thấy im lìm không thấy gì cả, nghe đâu là Ban TTVHTW "cấm" các báo đưa tin tiếp. Nhãng đi một thời gian bây giờ lại thấy bài này nên post ra đây chơi.
Vấn đề xét tặng danh hiệu Nghệ sĩ nhân dân và Nghệ sĩ ưu tú
Tại sao phải làm đơn “xin” phong danh hiệu
2 bài báo viết về chuyện phong danh hiệu cho nghệ sỹ, khè, đọc thấy nghệ sỹ muốn gắn cái chữ NSƯT hay NSND vào nghệ danh của mình thì phải đi "xin", không xin mà chỉ dốc lòng đóng góp cho văn hoá nghệ thuật nước nhà thì còn lâu nhé. Đọc mà phát chán, thảo nào đất nước chúng ta phát triển, văn hoá chúng ta mạnh mẽ, ặc...
Chuyện bực mình
Thế là lọ mọ khám xét, một hồi thì thấy cái phân tích của SpamCop về vấn đề này, nhưng có mấy điều kỳ quái.
Đầu tiên là cái IP của ông spammer, cái IP này là của VDC, nghĩa là ông spammer xài MegaVNN, chẳng tơ hào tý resource nào của FPT cả. Mỗi cái trong cái email này có một cái url trỏ về một website chạy trên cái server của mình. Ấy thế là cái ông "quản trị mạng siêu đẳng ở FPT" cứ khăng khăng khẳng định là spam được gửi từ cái server của mình đi, bực thật. Tìm toét cả mắt ra trong log files của mail server cũng chẳng thấy gửi phát nào, giải thích chết mịa luôn cũng không hiểu, chẳng biết siêu đẳng ra sao nữa.
Thôi, mai gửi công văn sang nói rõ vậy, chuối thật. Rõ bực mình.
Về vụ thi hộ tiến sĩ ở Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Việt Nam
Chứng cớ đã rõ rành rành, thế mà còn "đề nghị", sao không "xử lý" luôn, mk...
Chẳng biết đến khi nào thì ngẩng đầu lên được với thế giới nữa? :(
Thi hộ rõ ràng, các tiến sĩ “giấy” vẫn... vô can
Nguồn: Người Lao Động điện tử
5 trường hợp thi tiến sĩ tại Viện KHKT NN VN được Cơ quan Điều tra làm rõ do thi hộ, học chuyên ngành này lại làm luận án ngành khác mà không phải học bổ sung..., nhưng không thể xử lý hình sự được!
Báo Người Lao Động ngày 20 và 21-5 có bài “Dấu vết một đường dây thi hộ tiến sĩ (TS)”, phản ánh những sai phạm nghiêm trọng trong thi hộ đầu vào, khai khống thành tích... để bảo vệ học vị TS ở Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Việt Nam (viết tắt là Viện KH-NN). Vụ bê bối này đã được Cơ quan Điều tra (CQĐT) Công an Hà Nội tiến hành điều tra, xác minh. Kết quả không nằm ngoài những gì báo đã nêu, nhưng đáng ngạc nhiên là những TS “giấy” bị phát hiện vẫn ung dung giữ bằng TS. “Tại một cơ quan nghiên cứu khoa học hàng đầu của ngành nông nghiệp mà lại để xảy ra tình trạng này là không thể chấp nhận được”- một lãnh đạo Viện KH-NN bức xúc.
Đề nghị “xử lý nghiêm khắc”
Các TS Trần Tiến Hùng (Phó Giám đốc Sở KH-CN Thừa Thiên-Huế), Đoàn Hữu Thanh (Phó Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu ứng dụng KH-CN TP Hải Phòng) bị cáo giác nhờ 2 nghiên cứu sinh khác ở Viện KH-NN thi hộ đầu vào môn tiếng Anh. Tại CQĐT, 2 ông này đều khẳng định có trực tiếp dự kiểm tra môn tiếng Anh trong kỳ tuyển nghiên cứu sinh của Viện KH-NN năm 1997. Trên các bài kiểm tra này đều có chữ ký của 2 giám thị, trong đó có ông Nguyễn Huy Hoàng- hiện là Trưởng Phòng Đào tạo sau ĐH của Viện KH-NN. Tuy nhiên, theo kết quả giám định của Viện Khoa học hình sự- Bộ Công an, 2 bài kiểm tra tiếng Anh của ông Đoàn Hữu Thanh là do ông Lê Quốc Thanh, hiện là Phó Giám đốc Trung tâm Chuyển giao Công nghệ của viện, làm. Hai bài kiểm tra của ông Hùng cũng không phải do ông này viết.
CQĐT cho rằng, để việc này xảy ra thuộc trách nhiệm của Viện KH-NN, trực tiếp là những cán bộ của Phòng Đào tạo sau ĐH và kết luận: “Đề nghị Bộ NN-PTNT kết hợp với Bộ GD-ĐT có hình thức xử lý nghiêm khắc”.
TS Trần Văn Tuân - Phó Giám đốc Sở NN-PTNT Quảng Bình, bảo vệ luận án TS năm 2002, cũng bị cáo giác 7 môn thi có dấu hiệu tổ chức thi riêng hoặc đút bài thi vào sau. Viện KH-NN đã cung cấp cho CQĐT bản photocopy 7 bài thi 7 môn này cùng với biên bản chấm thi một số môn, riêng biên bản nộp bài thi các môn học chưa cung cấp được với lý do chưa tìm thấy. Các tài liệu nói trên đều không thể hiện cụ thể thời gian thi nên chưa có căn cứ để xác định cụ thể thời điểm thi, do đó chưa đủ căn cứ để kết luận nội dung này đối với ông Tuân. CQĐT nhận xét: “Công tác quản lý tài liệu tại Phòng Đào tạo sau ĐH không chặt chẽ, nhiều tài liệu liên quan đến các nghiên cứu sinh hiện bị thất lạc, công tác phân công trách nhiệm quản lý tài liệu có nhiều vi phạm...”.
Học ngành này, làm luận án ngành nọ
Trường hợp ông Lê Quốc Doanh (hiện là Phó Viện trưởng Viện KH-NN), tốt nghiệp thạc sĩ một ngành, làm luận án TS một ngành khác nhưng lại không phải học và thi 20 môn chuyên ngành trước khi bảo vệ luận án TS như quy định chung. “Lỗi” này được quy cho Bộ GD-ĐT. Quy chế đào tạo sau ĐH cũng như công văn số 9747/SĐH ngày 6-10-1997 của Bộ GD-ĐT nêu rõ: “Nghiên cứu sinh đã tốt nghiệp cao học hệ thống nông nghiệp chuyển sang nghiên cứu sinh chuyên ngành trồng trọt phải học (trường hợp ông Doanh) bổ sung các môn còn thiếu trên cơ sở đối chiếu chương trình cao học chuyên ngành đã học với chương trình cao học chuyên ngành tương ứng ở cấp TS”. Tuy nhiên, sau khi CQĐT vào cuộc, Vụ ĐH và sau ĐH lại có văn bản do Vụ trưởng Trần Thị Hà ký, trả lời cụ thể về trường hợp ông Doanh rằng, ông này đã tốt nghiệp ĐH chuyên ngành thổ nhưỡng, là cơ sở của trồng trọt. Trong chương trình đào tạo, ông Doanh đã học các môn về trồng trọt, vì vậy cơ sở đào tạo TS- Viện KH-NN- không yêu cầu ông phải học thêm các môn ở phần 1 của chương trình đào tạo TS là thuộc thẩm quyền của cơ sở đào tạo và không trái với quy chế.
Đặc biệt là trường hợp PGS-TS Nguyễn Huy Hoàng, Trưởng Phòng Đào tạo sau ĐH- Viện KH-NN. Đối chiếu với những quy định chung thì việc ông Hoàng trở thành phó TS (nay là TS) và PGS có những điểm không bình thường. Ông Hoàng tốt nghiệp ĐH một ngành, làm luận án phó TS một ngành khác, theo quy chế của Bộ GD-ĐT, ông Hoàng phải học một số môn học bổ sung với số lượng khoảng 1.000 tiết. Nhưng ông Hoàng đã không học mà vẫn được bảo vệ luận án. Năm 2002, trong hồ sơ đăng ký phong chức danh PGS của mình, ông Hoàng tự khai đã chủ trì 4 đề tài cấp cơ sở và tham gia 2 đề tài. Tuy nhiên, cả 4 đề tài cấp cơ sở mà ông Hoàng khai chủ trì đều không có minh chứng. Qua xác minh, CQĐT cũng kết luận: “Theo nội dung văn bản của Hội đồng Chức danh GS Nhà nước thì chưa đủ cơ sở kết luận ông Hoàng khai man đề tài cấp cơ sở để đăng ký xét chức danh PGS”.
CQĐT kết luận, những sai phạm đã nêu là có cơ sở, đúng thực tế nhưng đều đã được các cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền có văn bản xác định tính pháp lý nên chưa đủ căn cứ để khởi tố vụ án hình sự. Việc xem xét, xử lý giải quyết thuộc về thẩm quyền của Bộ NN- PTNN, Bộ GD-ĐT và Hội đồng Chức danh GS Nhà nước.
Đọc nhiều nhất
-
Đường Định mệnh (Sự nghiệp/May mắn)
Dẫn nhập: ngày trước cũng tò mò về cái chủ đề chỉ tay, rồi xem tay, rồi tự đọc và tìm hiểu loạn xị cả lên, thực ra kết quả chính là để loè g... -
Phim: Buddha – Cuộc Đời Đức Phật Thích Ca
Bộ phim Buddha về cuộc đời Đức Phật Thích Ca Mâu Ni từ đản sanh đến niết bàn. Bộ phim lấy cảm hứng ( hoặc cũng có thể gọi là được chuyển t... -
36 câu hỏi để yêu nhau
20 năm trước, nhà tâm lý học người Mỹ Arthur Aron đã tự soạn ra một bộ 36 câu hỏi, với mục đích khiến cho hai người hoàn toàn xa lạ yêu nhau... -
Hiệu ứng domino và bí quyết tạo lập chuỗi các thói quen tích cực trong cuộc sống
Các hành vi của con người đều có mối liên hệ tương tác lẫn nhau Hãy lấy ví dụ về trường hợp của Jennifer Lee Dukes. Sau hơn 2 thập kỷ, từ k... -
Ghen tuông có phải là hèn nhát không?
Ghen tuông là rất phức tạp. Nó có nhiều thành phần trong đó. Sự hèn nhát cũng là một trong số đó; thái độ ích kỷ là một phần khác; ham muốn... -
10 kỹ năng & nguyên tắc giúp bạn trở thành chuyên gia
Kiến thức là vô cùng quan trọng và một điều tuyệt nhiên luôn đúng là nếu muốn thành công, bạn cần có một nền tảng kiến thức vững chắc. Tuy... -
Nếu không có thực lực, bạn chỉ là kẻ ăn bám
Dựa vào núi núi đổ, dựa vào người người chạy, chỉ có tự dựa vào chính mình mới là đáng tin cậy nhất. Ba mẹ có là ông nọ bà kia đi chăng nữa...
Tham khảo
Liên kết web
Phân loại
Báo chí
(55)
Văn hoá
(33)
Tâm lý
(29)
Tán nhảm
(27)
Công nghệ
(25)
Blog
(17)
Xã hội
(16)
Nghề nghiệp
(15)
Phim
(15)
Quora
(14)
Con người
(13)
Kinh doanh
(13)
Nhạc
(13)
Cuộc sống
(11)
Kỹ năng
(11)
Marketing
(11)
Công cụ
(10)
Lập trình
(10)
Lịch sử
(10)
Sách
(10)
Cặp đôi
(9)
Phát triển
(9)
Thiền
(8)
Tình yêu
(8)
Tản mạn
(7)
Sức khoẻ
(6)
Chính trị
(5)
Giáo dục
(5)
Hạnh phúc
(4)
Kim Dung
(4)
Kiếm hiệp
(4)
Mạng xã hội
(4)
Phát triển cá nhân
(4)
Phần mềm
(4)
Tiền tệ
(4)
Tài chính
(4)
Thực hành
(3)
Tâm linh
(3)
Quản lý công việc
(2)
Quản lý thời gian
(2)
Tiếp thị
(2)
Chăm sóc khách hàng
(1)
Làm việc
(1)
Lãnh đạo cá nhân
(1)
Nguỵ biện
(1)
Quản lý cá nhân
(1)
Thương hiệu
(1)
Tình dục
(1)