5 tỉ sắp triển khai dự án mang loa phường đến nhà dân, các quan thực hiện dự án sắp có "mầu"
Cá nhân mình chiều nào cũng được nghe tình tình phòng chống ma tuý, đặt vòng hay tránh thai của phường (do loa ở bệnh canh chỗ mình thuê VP), nghe phát rồ, "đíu" làm được gì giờ đó, lúc đó mới thấy hết "giâ trị nhân văn" và "tuyên truyền văn hoá" của loa phường.
Không biết khi nào phường cho lắp loa tại nhà mình đây, khi đó các "quan" triển khai dự án này tha hồ có "mầu". Còn mình, sau 5 phút là tối đa, sẽ vác búa ra đập bẹp cái loa, cắt dây. Thế là xong, mỗi cái số tiền 5 tỷ kia chính phủ vẫn chi, nghĩa là dân vẫn phải nộp thuế để phục vụ cho cái "trò nhố nhăng" này.
Mời quý bạn đọc tham khảo:
- 10 lý do dẹp loa phường - Báo Lao Động điện tử
- Hệ thống loa phóng thanh có còn phù hợp? - VietNamNet
- Chuyện của những chiếc loa phóng thanh - Kinh Tế & Đô thị (trong cái bài này thấy "đồng chí" chủ tịch phường mình ở phát biểu loa phường rất hay, rất có giá trị, dân không thấy nhắc ngay, không biết có lắp ở cạnh nhà hay hướng vào nhà "đồng ý" ấy không nhỉ?)
Quý bạn nào hứng thú, vào đây xem "Ý kiến của nhân dân về cái loa vô duyên cạnh nhà" trên VietNamNet
Chuyện tuyển sinh của trường "trồng người" số 1 tại Việt Nam
Hay thật, nghĩ mà thấy vui. Một trường ĐH về Sư phạm hàng đầu VN lại có lối hành xử cửa quyền, vô văn hoá, không có trách nhiệm như vậy, trong khi đó lại đi đào tạo những con người sau này sẽ đại diện cho đất nước trong công cuộc "trăm năm trồng người". Qua sự việc này, thấy đất nước ta "phát triển và hùng cường" cũng đúng, "bảng vàng thành tích" của Bộ Giáo dục ngày càng dày, càng đẹp, Đảng và Nhà nước tha hồ náo nức báo công, chỉ có dân đen là khổ. Mà quái lạ, sao suốt ngày nghe thấy văng vẳng đâu đây "Đảng và Nhà nước là của dân, do dân và vì dân", ặc, cái kiểu vì dân này thì xin kiếu... :(
Quý bạn ghé chơi nếu thích đọc bài báo đó, xin vui lòng bấm vào đây để đọc trên Tuổi Trẻ Online.
Tranh nude và tâm lý 'tự sợ' của người Việt
Đọc trong bài viết thấy bài báo nói rằng 11/11 này sẽ triển lãm ở 39 Lý Quốc Sư, vậy nếu ở Lý Quốc Sư, Hà nội thì có lẽ planning đến xem tranh phát nhể, đề tài này thú vị đây! :D
Xin đăng lại bài báo phục vụ quý bạn ghé thăm (hoặc để tự đọc hay để cái blog nó đầy :D)
Nguồn: VnExpress
Ngày 11/11, các họa sĩ Lê Thiết Cương, Trần Huy Hoan và Đỗ Sơn sẽ cùng Phan Cẩm Thượng, Nguyễn Quân, Dương Minh Long... tổ chức một triển lãm tại 39 Lý Quốc Sư về đề tài "Nude". Họ tâm sự với VnExpress xung quanh đề tài này.
Họa sĩ Lê Thiết Cương: "Tranh nude chỉ phát triển khi ta khắc phục tâm lý tự sợ"
Tôi bắt đầu vẽ nude từ năm 1991. Bức tranh đầu tiên - "Mất ngủ" - tôi vẽ một người đàn bà đang nằm ngủ, nhưng dáng vẻ đầy trằn trọc, thao thức. Từ đó đến nay tôi có khoảng 10 bức tranh về đề tài này, trong đó có 5 bức không hoàn toàn là nude mà là sex.
Bất kể sinh viên nào khi nhập môn vào nghề họa đều phải vẽ nude bởi tất cả vẻ đẹp của thiên nhiên đều kết tụ vào trong vẻ đẹp của con người, trong những tương quan về đường nét, tỷ lệ. Đó là một trong những nguyên nhân khiến các họa sĩ dù ít hay nhiều đều đến với đề tài này.
Có nhiều quan niệm về tiêu chí của một bức tranh nude đẹp. Nhưng theo tôi có 2 yếu tố quan trọng nhất quyết định sự thành công của một tác phẩm nude, ấy là nhục cảm và mỹ cảm. Nhục cảm được tôi đưa lên làm yếu tố đầu tiên. Đây là cái nhục cảm giữa nam và nữ, là sự cảm nhận của con người về cái đẹp nói chung chứ không phải là nhục cảm giữa họa sĩ với một người mẫu nào cụ thể. Chính vì thế, cái gọi là mỹ cảm được tôi đề cập đến ở yếu tố thứ 2 phải là mỹ cảm mỹ thuật, tức là thứ mỹ cảm được nâng lên thành cảm hứng sáng tạo cho người nghệ sĩ chứ không đơn thuần chỉ dừng lại ở những cảm xúc về cái đẹp như ở người thưởng thức.
![]() |
Tác phẩm của họa sĩ Đỗ Sơn.
|
Không ít họa sĩ VN vẽ nude nhưng chúng ta chưa có nhiều cuộc triển lãm về đề tài này. Nguyên nhân chủ yếu theo tôi không phải do họa sĩ sợ lộ danh tính người mẫu như một số người đề cập, bởi những bức tranh để lộ danh tính người mẫu như thế là những tác phẩm ở dạng bài tập của sinh viên. Điều chủ yếu theo tôi là chúng ta có một tâm lý tự sợ. Nhưng người ta quên mất thực tế rằng các cụ ta xưa từng rất nhiều lần thể hiện đề tài này trong nhiều loại hình nghệ thuật cổ truyền. Tôi có thể dẫn chứng hàng loạt ví dụ về đề tài nude từng xuất hiện trong lịch sử nghệ thuật VN, trong đó, tiêu biểu nhất là nắp thạp đồng Đào Thịnh với hình ảnh một đôi nam nữ đang ân ái. Ngoài ra, chúng ta có rất nhiều hình ảnh nude trong các tác phẩm gốm sứ và điêu khắc của đình chùa... Đề tài nude chỉ phát triển một khi chúng ta khắc phục được tâm lý tự sợ này.
Họa sĩ, nhà nhiếp ảnh Trần Huy Hoan: "Khi thật liều lĩnh thì tôi chụp vợ"
Tôi vẽ tranh nude từ những năm 1975-1976. Thời kỳ này, định kiến về tranh ảnh nude còn rất nặng nề. Mọi người xem công việc của họa sĩ vẽ nude như là một hành vi phạm pháp.
Lúc ấy tôi đang là sinh viên Đại học Mỹ thuật. Hằng tuần tôi có những giờ vẽ hình họa nude. Có lẽ những giờ học này là “thủ phạm” đẩy tôi đến với ảnh nude.
Cũng vì tâm lý chung của thời bấy giờ là như vậy nên những bức ảnh nude đầu tiên của tôi lại là tượng. Những lúc thật liều lĩnh và khao khát thì tôi chụp vợ nhưng phải dặn đi dặn lại với cô ấy là nếu có gì thì nói đây là ảnh “nội bộ”.
![]() |
Tranh của họa sĩ Trần Huy Hoan (nằm trong bộ sưu tập của Nguyễn Gia Chiến).
|
Dẫu khó khăn như vậy nhưng tôi không quên nổi cái cảm giác lo sợ trộn lẫn với sung sướng khi từ trong khay thuốc ảnh lờ mờ hiện lên những đường cong mỹ miều trong ánh sáng đỏ nhờ nhờ của phòng tối.
Tranh ảnh nude hấp dẫn khán giả cũng như người nghệ sĩ bởi nó vừa đẹp mà vừa gợi cảm, vừa là lạ mà lại quen quen, vừa cụ thể mà vừa trừu tượng. Rõ ràng là hở hang mà lại hơi thiêu thiếu. Khi đã khỏa thân rõ ràng ít có sự phân biệt giữa người phương Tây và người phương Đông vì đó đều là những vẻ đẹp của con người. Nhưng nude phương Đông vẫn cần thể hiện được cái gì đó là kín đáo, là vẻ đẹp đoan trang của người Á Đông.
Tuy vậy cho đến nay, tâm lý tiếp nhận của người Việt Nam với đề tài này, theo tôi, còn đang là một cuộc dò xét. Họ mang tâm lý giống như khi bàn về sinh lý.
Họa sĩ Đỗ Sơn: "Người Việt chưa có thói quen chơi tranh nude"
Tôi vẽ nude từ năm 1994, xuất phát từ những cảm hứng về vẻ đẹp của bãi biển, bờ cát và con người. Bức tranh nude đầu tiên có tên là "Tắm tiên". Nhà tôi ở Bắc Ninh, có con sông Cầu chảy quanh, chiều chiều những người phụ nữ trong làng thường ra tắm sông. Chân trần và lưng trần, nhìn vào đó bất cứ ai cũng có thể cảm nhận được vẻ đẹp kỳ diệu của con người. Là người nghệ sĩ, tôi muốn thể hiện những cảm nhận của mình về vẻ đẹp ấy bằng màu sắc và đường nét.
Tiêu chí để đánh giá một bức tranh đẹp còn tùy thuộc vào quan niệm cá nhân và tùy thời. Ví như trước đây tranh nude đi sâu vào sự thể hiện một cách cụ thể theo phong cách cổ điển, miêu tả con người giống như thật, thì thời hiện đại người nghệ sĩ tôn trọng nhịp điệu của bức tranh. Nghĩa là hội họa hiện đại thể hiện được những màu sắc đậm nét, táo bạo bằng nhiều hình tượng, nhiều bút pháp khiến cho người xem cảm thấy nhịp điệu gấp gáp, mạnh mẽ của cuộc sống ngày nay.
![]() |
Tác phẩm của họa sĩ Đỗ Sơn.
|
Tất nhiên, một trong những yếu tố quan trọng trong khi vẽ là cảm xúc của người nghệ sĩ trước vẻ đẹp của người mẫu. Đó là những rung động rất người, rất tự nhiên và trong sáng và đã là nghệ sĩ thì không thể vô cảm trước những vẻ đẹp này.
Ở VN, tranh nude chưa phát triển, nó mới được giảng dạy trong trường như bộ môn hình họa cơ bản. Người Việt mình cũng mới chỉ buôn tranh nude chứ chưa có thói quen chơi tranh nude.
Chuyện đưa tin của báo chí ở VN: Con đường ngắn nhất từ nghị trường đến nhà dân
Buổi trưa rảnh rang, mở mấy báo điện tử ra đọc, thấy ở trang nhất báo VietNamNet có bài Con đường ngắn nhất từ nghị trường đến nhà dân thì tò mò vào đọc, thấy bà Đinh Thị Thúy Hằng, Tiến sỹ Khoa học (mỗi cái không giới thiệu ngành khoa học gì) nói chuyện về việc báo chí chúng ta đưa tin về quốc hội ít, nhàm và người dân bây giờ ít quan tâm đến nghị trường (quốc hội nữa).
Híc, đọc mà thấy chán, nhớ khi xưa đọc bài phỏng vấn ông Nguyễn Anh Tuấn, chủ bút của VietNamNet trả lời BCC thì cứ quanh co, đánh trống lảng và không dám đưa ra chính kiến. Nói cho cùng thì báo chí vẫn bị kiểm duyệt, thực ra điều này ai cũng biết nhưng hình như giả vờ không biết. Vậy nên báo chí VN tin tức nghèo nàn, quay đi quay lại chỉ có vậy, âu cũng là điều dễ hiểu.
Vài dòng nhân lúc rảnh buổi trưa...
Đọc nhiều nhất
-
Đường Định mệnh (Sự nghiệp/May mắn)
Dẫn nhập: ngày trước cũng tò mò về cái chủ đề chỉ tay, rồi xem tay, rồi tự đọc và tìm hiểu loạn xị cả lên, thực ra kết quả chính là để loè g... -
Phim: Buddha – Cuộc Đời Đức Phật Thích Ca
Bộ phim Buddha về cuộc đời Đức Phật Thích Ca Mâu Ni từ đản sanh đến niết bàn. Bộ phim lấy cảm hứng ( hoặc cũng có thể gọi là được chuyển t... -
36 câu hỏi để yêu nhau
20 năm trước, nhà tâm lý học người Mỹ Arthur Aron đã tự soạn ra một bộ 36 câu hỏi, với mục đích khiến cho hai người hoàn toàn xa lạ yêu nhau... -
Hiệu ứng domino và bí quyết tạo lập chuỗi các thói quen tích cực trong cuộc sống
Các hành vi của con người đều có mối liên hệ tương tác lẫn nhau Hãy lấy ví dụ về trường hợp của Jennifer Lee Dukes. Sau hơn 2 thập kỷ, từ k... -
10 kỹ năng & nguyên tắc giúp bạn trở thành chuyên gia
Kiến thức là vô cùng quan trọng và một điều tuyệt nhiên luôn đúng là nếu muốn thành công, bạn cần có một nền tảng kiến thức vững chắc. Tuy... -
Nếu không có thực lực, bạn chỉ là kẻ ăn bám
Dựa vào núi núi đổ, dựa vào người người chạy, chỉ có tự dựa vào chính mình mới là đáng tin cậy nhất. Ba mẹ có là ông nọ bà kia đi chăng nữa... -
Ghen tuông có phải là hèn nhát không?
Ghen tuông là rất phức tạp. Nó có nhiều thành phần trong đó. Sự hèn nhát cũng là một trong số đó; thái độ ích kỷ là một phần khác; ham muốn...
Tham khảo
Liên kết web
Phân loại
Báo chí
(55)
Văn hoá
(33)
Tâm lý
(29)
Tán nhảm
(27)
Công nghệ
(25)
Blog
(17)
Xã hội
(16)
Nghề nghiệp
(15)
Phim
(15)
Quora
(14)
Con người
(13)
Kinh doanh
(13)
Nhạc
(13)
Cuộc sống
(11)
Kỹ năng
(11)
Marketing
(11)
Công cụ
(10)
Lập trình
(10)
Lịch sử
(10)
Sách
(10)
Cặp đôi
(9)
Phát triển
(9)
Thiền
(8)
Tình yêu
(8)
Tản mạn
(7)
Sức khoẻ
(6)
Chính trị
(5)
Giáo dục
(5)
Hạnh phúc
(4)
Kim Dung
(4)
Kiếm hiệp
(4)
Mạng xã hội
(4)
Phát triển cá nhân
(4)
Phần mềm
(4)
Tiền tệ
(4)
Tài chính
(4)
Thực hành
(3)
Tâm linh
(3)
Quản lý công việc
(2)
Quản lý thời gian
(2)
Tiếp thị
(2)
Chăm sóc khách hàng
(1)
Làm việc
(1)
Lãnh đạo cá nhân
(1)
Nguỵ biện
(1)
Quản lý cá nhân
(1)
Thương hiệu
(1)
Tình dục
(1)