Đất nước ưu việt.....!!!!....
Chiều tối qua ngồi ăn cơm xem cái phóng sự này tý nữa thì đập cái bát đang ăn. Chưa vợ chưa con, tất cả nhà từ lớn đến bé có mỗi một con nhóc hơn 1 tuổi cưng như trứng mỏng (con của đứa em gái), thế nên khi xem phóng sự thì chỉ muốn cầm dao đến băm cho cái con mẹ ở Đồng Nai này vài phát vào mặt.
Báo chí này hôm nay thì cứ gọi là um tý mẹt lên rồi, nhưng có lẽ cái thread trên WebTreTho.com là hay nhất (vì nó là trạng thái của nhiều bà mẹ trẻ).
Ở cái phóng phóng sự trên, thì có lẽ cái đoạn phỏng vấn "bà lão" hàng xóm ở cạnh là hay nhất, thể hiện toàn diện một sản phẩm ưu việt của cái đất nước này, nhất là ở cái đoạn "..Con cháu của người ta thì cũng như con cháu của tôi. Tôi thương xót lắm. Tôi cũng không dám nói.." (xem trên VTV tại đây). Thảo nào cái đất nước này ngày càng phát triển, cái bọn tư bản cứ gọi là chạy dài mới đuổi kịp được.
Giáo sư Cao Xuân Hạo, VTV và văn hoá tang lễ
Hôm nay ngứa ngoáy thế quái nào mà đọc thấy cái bài viết của ông Trần Ngọc Thêm (nói riêng là mình khoái cái ông Thêm này ở chủ đề văn hoá lúa nước của người Việt) thế nên tò mò đọc, đọc xong lộn hết cả ruột vì cái "văn hoá đẳng cấp" của cái nước Việt chúng ta nên cóp-pi rồi pót lại ở đây để hầu quí bạn ghé thăm đọc chơi.
GS. Cao Xuân Hạo
TỪ CHUYỆN GS. CAO XUÂN HẠO VÀ ĐÀI TRUYỀN HÌNH VTV, BÀN VỀ VĂN HOÁ TANG LỄ VIỆT NAM HIỆN ĐẠI
GS.TSKH. Trần Ngọc Thêm, Đại học Quốc gia TP. HCM
Ghi chú của tác giả: Đây và version 2.0 của bài viết về GS. Cao Xuân Hạo và đài VTV (sau khi thẩm tra lại các chi tiết và suy nghĩ thêm về khía cạnh văn hoá học của vấn đề).
------------------------------
I- SỰ KIỆN
Chiều 24-10-2007 vừa qua tôi đi viếng GS. Cao Xuân Hạo về. Lòng thấy buồn. Phần buồn vì thương tiếc Anh. Phần buồn vì suy nghĩ lan man quanh chuyện "văn hoá tang lễ".
Số là sau khi vào viếng GS. Cao Xuân Hạo ra PGS.TS. Hoàng Dũng (một thành viên của Ban tang lễ) đã kể cho tôi nghe câu chuyện về "bếp núc" của tang lễ này.
Chuyện rằng hôm trước anh - Hoàng Dũng - mang giấy báo tử và bản tin buồn về sự ra đi của GS. Cao Xuân Hạo do Ban tang lễ và gia đình soạn thảo tới Văn phòng đại diện Đài truyền hình VTV để liên hệ đăng cáo phó.
Sau khi xem xong hai thứ giấy tờ cô nhân viên tiếp khách băn khoăn hỏi: "Thưa bác (PGS.TS. Hoàng Dũng tuy chưa già nhưng tóc đã bạc trắng cả) bác còn thứ giấy tờ nào nữa không?"
"Tôi không hiểu - PGS. Hoàng Dũng trả lời - tôi nghĩ hai thứ giấy này và danh tiếng của GS. Cao Xuân Hạo đã là quá đủ. Ý chị muốn hỏi loại giấy nào?"
"Cháu muốn nói đến giấy chứng nhận 45 năm tuổi Đảng. VTV chỉ đăng cáo phó cho những người có 45 năm tuổi Đảng (trở lên?). Bác không biết chứ mỗi phút lên hình ở đài cháu là tiền cả đấy. Nếu bác đăng quảng cáo thì phải tốn 25-30 triệu còn nếu có giấy chứng nhận 45 năm tuổi Đảng thì chỉ mất có 300 nghìn đồng thôi".
Một vị giáo sư đến viếng có mặt lúc đó bèn cho biết thêm là mấy tháng trước khi PGS.TSKH. Nguyễn Hữu Đức - một nhà toán học đương kim Hiệu trưởng Trường đại học Đà Lạt - qua đời Trường đại học Đà Lạt đã không thể đăng tin buồn trên VTV cũng vì chính cái quy định 45 năm tuổi Đảng đó nên đành phải đăng cáo phó trên Đài truyền hình Hà Nội để bạn bè và đồng nghiệp trên đất Bắc biết tin.
PGS.TS. Đặng Ngọc Lệ một thành viên khác trong Ban tang lễ GS. Cao Xuân Hạo cũng thông tin rằng vừa trong tuần trước ông Trần Duy Châu một cán bộ giảng dạy văn học lâu năm nguyên phó hiệu trưởng Trường Đại học Sư phạm Tp. HCM 58 tuổi Đảng đã không thể đưa lên Nghĩa trang thành phố ở Thủ Đức mà phải đưa về Củ Chi vì có quy định là Nghĩa trang thành phố ở Thủ Đức chỉ dành cho những người có 60 năm tuổi Đảng mà ông Châu thì còn thiếu tới 2 tuổi!
Nghe chuyện mọi người (mà toàn là các nhà trí thức cỡ "nhỡ" trở lên cả) chỉ còn biết lắc đầu.
II- BÀN LUẬN
Tôi hiểu rằng VTV là Đài truyền hình trung ương phát sóng cả nước. Không thể bất kỳ ai đưa cáo phó đến cũng nhận đăng được. Nếu thế có mà phải thành lập riêng một kênh chuyên đăng cáo phó! Thành thử phải đặt ra nguyên tắc phân loại. Chọn những người có 45 năm tuổi Đảng chính là một nguyên tắc phân loại như thế. Vấn đề chỉ còn là nguyên tắc phân loại ấy có hợp lý hay không mà thôi.
Mới nghe qua thì thấy rất ổn. Những đảng viên lâu năm và cán bộ cao cấp được ưu tiên là phải.
Song nếu nghĩ kỹ sẽ thấy không ít điều bất ổn trong đó.
Điều bất ổn thứ nhất là ở chỗ nguyên tắc phân loại này phát huy một nét xấu của văn hoá truyền thống Việt Nam hình thành từ thời phong kiến đến nay - đó là tính đẳng cấp.
Thời phong kiến đẳng cấp vua chúa quý tộc luôn nắm mọi độc quyền ưu tiên trong xã hội.
Thời kỳ bao cấp cái tính đẳng cấp mà cha ông chúng ta đã làm cách mạng để cố gắng xoá bỏ ấy vẫn tiếp tục tồn tại dưới nhiều hình thức như quyền cấp phát nhà ở (biệt thự hay chung cư) quyền cấp xe volga (đen hay trắng) tem phiếu thực phẩm (mua ở cửa hàng Tông Đản - một cửa hàng chuyên bán thực phẩm cho cán bộ cao cấp ở phố Tông Đản gần Ngân hàng Trung ương Hà Nội - hay cửa hàng phường xóm) v.v. Cùng với đời sống khá lên tem phiếu thực phẩm đã từ lâu không còn. Quyền cấp phát nhà gần như cũng đã chấm dứt. Quyền cấp xe riêng thì vẫn còn nhiều vị đã nghỉ hưu rồi mà vẫn khư khư giữ cái xe đen mà nhất định không chịu trả; tuy nhiên cũng thấy đang đưa ra bàn thảo là hay thôi không cấp xe nữa mà trả vào lương...
Riêng cái chuyện chết lạ thay ít thay đổi nhất. Việc phân chia ngôi thứ theo đẳng cấp khi đăng cáo phó khi chôn cất hình thành từ thời bao cấp đến nay vẫn còn nguyên vẹn không suy suyển. Đẳng cấp nào thì được đăng cáo phó thế nào; đẳng cấp nào thì được chôn ở đâu (ở Hà Nội là nghĩa trang Mai Dịch hay Văn Điển ở Tp. HCM là Nghĩa trang Thủ Đức hay Củ Chi). Phải chăng vì người Việt ta quá coi trọng cái chết (đến mức không thể nào thay đổi được) hay ngược lại là quá coi thường cái chết (đến mức xem là không đáng bận tâm chuyện thay đổi)? Hay đơn giản là vì người đã chết rồi thì đâu có thể đấu tranh cho mình được nữa; còn người sống thì đang lúc tang gia bối rối dễ tặc lưỡi cho qua khi tang lễ đã xong rồi thì còn nói làm gì nữa!
Điều bất ổn thứ hai là ở chỗ nguyên tắc phân loại theo đẳng cấp này đi ngược lại một nét tốt đẹp của văn hoá tang lễ truyền thống là tính dân chủ: người Việt Nam bảo nhau: "chết là hết" quan chức hay phó thường dân rồi cũng trở thành cát bụi ghen đua kèn cựa mà làm gì. "Nghĩa tử là nghĩa tận" - mọi lỗi lầm gì cũng được (ít nhất là tạm thời) bỏ qua để cư xử với người chết một cách nhân ái yêu thương nhất.
Điều bất ổn thứ ba là ở chỗ nguyên tắc phân loại theo đẳng cấp này đã vô tình duy trì một nét xấu của văn hoá truyền thống Việt Nam là tính cào bằng: văn hoá nông nghiệp là văn hoá trọng tĩnh đã lọt vào đẳng cấp nào là yên vị ở đẳng cấp đó chứ ít khi bị xáo trộn thay đổi. Quan chức có lỗi thường không bị kỷ luật mà được "chuyển ngang" hoặc "đá lên". Nó không khuyến khích sự phát triển là cái rất cần thiết cho xã hội Việt Nam hiện đại.
III- GIẢI PHÁP
Trước cái chết tốt nhất là ứng xử sao cho bình đẳng dân chủ theo phương châm "nghĩa tử là nghĩa tận".
Song nếu cứ phải lựa chọn phân loại thì hãy lựa chọn phân loại sao cho khuyến khích phát triển.
Không ai chối cãi được rằng VTV là Đài truyền hình của Nhà nước - một nhà nước XHCN của dân do dân vì dân. Do vậy nếu phải lựa chọn để đăng cáo phó thì không nên lựa chọn một đẳng cấp một tầng lớp mà là phải chọn những người có công với nhân dân đất nước. Lựa chọn một đẳng cấp một tầng lớp là lựa chọn tĩnh nó hướng đến sự ổn định còn lựa chọn người có công là lựa chọn động nó hướng đến sự phát triển.
Ai là người có công với nhân dân đất nước? Có phải những người có 45 năm tuổi Đảng không?
Xin thưa: không phải. 45 năm tuổi Đảng là rất đáng quý. Nhưng đó chỉ là chuyện "thâm niên" (đánh dấu thâm niên đó đã có huy hiệu và giấy chứng nhận). Mà "thâm niên" thì không phải là thành tích: Một người có 45 năm tuổi Đảng rất có thể là một người có công với nhân dân đất nước; nhưng cũng có thể là một người chẳng có gì ngoài cái thâm niên 45 năm tuổi Đảng ấy!
Các các cán bộ cao cấp có phải là người có công với nhân dân đất nước hay không? Thường là như vậy nhưng không phải lúc nào với ai cũng là như vậy. Có những người rất hiền lành giao lá cờ nào thì giữ lá cờ ấy nhưng không phất; khi bị nhân dâu truy hỏi Quốc hội chất vấn thì nói quanh co hoặc chống chế rằng tôi bất lực tôi không làm được gì là do lỗi của cơ chế (gần đây có từ mới là "lỗi hệ thống") tôi vô can! Còn với những cán bộ có lỗi lại được chuyển ngang hoặc "đá lên" tệ lắm là cho "hạ cánh an toàn" thì càng không thể nói là có công với nhân dân đất nước được. Không phải ngẫu nhiên mà một hai năm nay báo chí hay nói bóng gió đến việc quan chức Việt Nam chưa học được "văn hoá từ chức"!
Có lẽ chỉ có hai loại có thể xem là "có công":
Thứ nhất là các anh hùng trong chiến đấu và lao động những người được nhận những giải thưởng của nhà nước giải thưởng Hồ Chí Minh. Các cán bộ cao cấp cũng phải được phong anh hùng được trao giải thưởng thì mới xem là người có công lớn được. Các nhà lãnh đạo cao cấp (cao hơn khái niệm "cán bộ cao cấp") của Liên Xô trước đây không phải ai cũng có huân chương Lênin.
Thứ hai là các nhà hoạt động văn hoá khoa học có tác phẩm công trình tên tuổi được thừa nhận trong và ngoài nước.
Trở lại chuyện GS. Cao Xuân Hạo tôi cho rằng ông là một nhà khoa học như thế. Tên tuổi ông được khẳng định bằng sách vở cả trong nước và ở nước ngoài. Mở cỗ máy tìm kiếm Google ra sẽ thấy tên "Cao Xuân Hạo" được nhắc tới khoảng 9.300 lần. Không nghi ngờ gì ông xứng đáng được đăng cáo phó ở Đài truyền hình Trung ương. Không nói ai cũng biết giữa 15 dành cho chương trình "Tạm biệt Vàng Anh" đầy tai tiếng và tốn kém với 1 đăng cáo phó cho một nhà khoa học tên tuổi việc nào đáng làm hơn!
Nhà đài cũng nên xem lại cái giá 30 triệu với 300 ngàn. Chênh lệch vật chất lớn quá rất dễ sinh ra đặc quyền đặc lợi sinh ra tham nhũng. Có công thì được thuởng. Có việc thì phải bỏ tiền ra. Trong nền kinh tế thị trường này mọi thành phần kinh tế nên bình đẳng như nhau. Có như vậy thì đất nước mới phát triển được. Nếu vì chỉ có một đài trung ương mà nhu cầu lớn quá thì có lẽ cũng nên chấp nhận cho mở đài truyền hình tư nhân. Nhà nước cần vượt qua cái mặc cảm lúc nào cũng lo lắng về an ninh chính trị. Trước đây ta cấm "nghe đài địch" (thời những năm 60-80 một cái đài bán dẫn cũng phải đăng ký để quản lý); nay không nhắc đến cấm đoán đó nữa ai nghe BBC thì cứ nghe có thấy sao đâu ngoại trừ việc nhận thức và trình độ dân trí tăng lên. Hoàn toàn có thể cho mở đài truyền hình tư nhân với điều kiện chỉ cho chuyên về giải trí quảng cáo (và đăng cáo phó tất nhiên). Lúc có đối thủ cạnh tranh nguồn quảng cáo chắc hẳn VTV sẽ bớt độc quyền hơn sẽ làm việc tốt hơn và có trách nhiệm cao hơn trước nhân dân và đất nước.
Vài cơ sở để thưởng thức hội họa
Viết rồi sửa doc, rồi lại code với chả keo, sau xử lý sự vụ và đập mấy thằng ranh con bố láo ăn nói quàng xiên, .... mệt hết cả người... Thế nên tạm vứt mấy thứ đó sang một bên để đọc cái này thư giãn chút, và thấy thú vị nên pót lại ở đây chơi....
-----------------------------------------------------------------
Không ít ý kiến, không chỉ từ giới làm nghệ thuật, cho lời khuyên nên xem tranh bằng cảm tính cá nhân, và tìm ra cảm nhận cho chính bản thân.
Tuy nhiên, trong giới thưởng ngoạn mỹ thuật, cũng có không ít người xem tranh theo một số công thức, hoặc định chuẩn về cái đẹp.
Chuyên gia Mary Acton từ Đại học Oxford viết quyển "Học xem tranh" để giới thiệu tổng hợp các phương pháp phân tích, giúp học viên nhìn và hiểu các đặc tính của mỗi thể loại, mỗi trường phái mỹ thuật khác nhau.
Xem chi tiết bài của Lê Hải tại BBC Vietnamese tại đây!
Tuy nhiên, trong giới thưởng ngoạn mỹ thuật, cũng có không ít người xem tranh theo một số công thức, hoặc định chuẩn về cái đẹp.
Chuyên gia Mary Acton từ Đại học Oxford viết quyển "Học xem tranh" để giới thiệu tổng hợp các phương pháp phân tích, giúp học viên nhìn và hiểu các đặc tính của mỗi thể loại, mỗi trường phái mỹ thuật khác nhau.
Xem chi tiết bài của Lê Hải tại BBC Vietnamese tại đây!
Clip hài xuất sắc trong năm
Nhưng cái clip này thì đúng là tuyệt nhất, độ nét phải gọi là cao nhất, âm thanh cử động cứ gọi là tuyệt vời. Và đề nghị năm nay Hiệp hội phim ảnh cần phải trao giải "clip hài hước nhất trong năm" mới đúng.
Version 1 - Copyright (c) 2007 VTV Humor
Version 2 - Copyright (c) 2007 Someone
Thu thập từ quán trà đá ven đường: thấy mấy ku bẩu cái clip này phải quay 6 lần mới được cái cảnh khóc lóc um tỏi, đếu biết có tin được không nữa!!!!!
Có 2 cái link sau:
- Cái thứ nhất đáng để đọc: HuyBờm Bờ-nốc
- Cái thứ nhì, rất nhảm nếu rảnh thì đọc: Tắc Kè
Giờ làm việc tiếp, đợi xem chúng nó gọi xem "Nhật ký Vàng Anh - Phần 4" thì viết gì thì viết....
Chuyện dài tập 112 - Khác lạ hay đã được biết trước?
Ông trưởng đề án (Vũ Đình Thuần - bên trái) và ông Tổng thư ký (Lương Cao Sơn - bên phải) đã bị bắt - ảnh Tuổi Trẻ Online
Sáng sớm, không ngủ được nữa vì còn cái dead-line của vụ thầu... Đành dậy sớm và đến công ty sớm....
Ra lấy báo hàng ngày, và đọc thấy trên Thanh Niên và Tiền Phong cái tin "bắt giam" ông trưởng ban đề án 112 và một số vị liên quan... Không biết đây là sự lạ lẫm hay là sự tình đã được biết trước (dự đoán trước), hay là cái gì nữa...
Giờ những vị trên cùng của 112 bị giam để thẩm vấn rồi, tới đến ai nhỉ... Nhưng chắc chắn là các công ty liên quan đến 112 đang "són..." hết cả ra...
Tình hình diễn biến chắc còn nhiều thú vị nữa, và giới báo chí và bờ-nốc (blog) hay fò-rum (forum) sẽ có nhiều thứ bình phẩm, chờ xem....
Điểm tin chút:
- Vụ “Đề án 112”: Bắt nguyên Phó chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Vũ Đình Thuần và 7 cán bộ khác - Thanh Niên Online
- Bắt đầu "giải phẫu" PMU 112 - Tuổi Trẻ Online
- Bắt giam nguyên Phó Chủ nhiệm VP Chính phủ Vũ Đình Thuần - Tiền Phong Online
- Bắt nguyên phó chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ - VNExpress
- Bắt nguyên Trưởng ban Đề án 112 Vũ Đình Thuần - VietnamNet
Hành trình "buôn người"....
Song song với nó là hành trình "buôn người", cái sự buôn này nó kéo dài dài rồi, hơn 2 tuần gọi đủ các loại số điện thoại mà vưỡn chưa vào đâu, hix hix.... Cái sự thể là em cái designer của mình tự dưng lại đi lấy chồng, nhưng cái chính là muốn ... ĐẺ, chửa thấy đẻ thì mẹ chồng đã triệu tập ở nhà ngủ ngáy chờ đẻ, ôi thôi, thế là đi toi mất một nhân vật quan trọng với một sự cố chẳng giống ai....
Từ ngày đó đến giờ, gọi điện hỏi thăm đủ nơi, đủ số... hix hix... nhưng chửa được cái nào ra hồn cả.... vưỡn phải tiếp tục....
Ôi, cái sự buôn....
Thôi, i... bậy vài dòng, giờ về nghỉ 30 phút rồi quay lại chiến tiếp vậy, hix hix....
Phân tích về "cái chết" của đề án 112
Phần I: “Ném tiền qua cửa sổ”
Phần mềm dùng chung cùng... chết chungXây dựng, cài đặt phần mềm dùng chung (PMDC) và đào tạo ứng dụng tin học cho công chức là hai công việc quan trọng nhất của đề án 112. Tuy nhiên, theo đánh giá mới đây của Ủy ban Khoa học - Công nghệ và Môi trường Quốc hội thì cả PMDC lẫn công tác đào tạo tin học cho công chức đều kém hiệu quả...
Theo báo cáo của Ban điều hành đề án 112 Chính phủ, PMDC đã được thử nghiệm tại 27 tỉnh, thành, 15 bộ, ngành; bao gồm: phần mềm thông tin điện tử tổng hợp kinh tế - xã hội, phần mềm thông tin điện tử quản lý văn bản và hồ sơ cồng việc, phần mềm trang thông tin điện tử phục vụ điều hành. Nhưng thực tế ở nhiều nơi, các PMDC nhanh chóng biến thành phần mềm “đắp chiếu” chung!
Tại Vĩnh Phúc, kết quả kiểm tra bước đầu của Sở Bưu chính - viễn thông tỉnh cho thấy ở 12 cơ quan, đơn vị được cài đặt các PMDC đều gặp nhiều khó khăn trong sử dụng, thậm chí có nơi không sử dụng được.
Tương tự, tại Phú Thọ có 29 đơn vị được cài đặt ba PMDC, hầu hết không sử dụng được phần mềm hệ thống thông tin tổng hợp kinh tế - xã hội; chỉ có bảy đơn vị sử dụng thường xuyên phần mềm hệ thống quản lý văn bản và hồ sơ công việc; ba đơn vị sử dụng phần mềm trang thông tin điện tử. Đáng lưu ý, Sở Bưu chính - viễn thông Phú Thọ đã sử dụng phần mềm khác đáp ứng tốt hơn PMDC của đề án 112.
Ông Chu Hảo (nguyên phó trưởng ban chỉ đạo quốc gia về CNTT):Theo khảo sát của Sở Bưu chính - viễn thông TP.HCM, tại quận 5 và quận 10, những bất cập của ba PMDC là không sát thực tế, không hiệu quả; phần mềm chưa hoàn chỉnh, đang trong giai đoạn chỉnh sửa nhưng đã triển khai trên diện rộng. Đặc biệt, ba phần mềm được sử dụng riêng lẻ, không liên kết với nhau, không mang tính hệ thống...
"Theo tôi, lãng phí của đề án 112 là nhiều địa phương ham mua máy tính, mua phần cứng nhiều hơn là đi vào xây dựng cơ sở dữ liệu, rồi nối mạng máy tính và chia sẻ thông tin"
Cụ thể, phần mềm quản lý văn bản và hồ sơ công việc mắc nhiều lỗi logic và thiết kế giao diện chưa chuẩn, gây khó khăn cho việc nhập liệu với số lượng lớn; phần mềm tổng hợp thông tin văn hóa - xã hội chưa hỗ trợ việc tính tổng số liệu từng tháng, không hỗ trợ lãnh đạo đơn vị trong việc lập kế hoạch; phần mềm điều hành tác nghiệp có chức năng sơ sài, không đáp ứng được nhu cầu điều hành.
Sở Bưu chính - viễn thông TP.HCM còn kiến nghị làm rõ vấn đề chi phí cài đặt 25 triệu đồng cho một phần mềm tại một đơn vị “là chi phí quá cao, quá bất hợp lý”. Sở này cũng cho rằng Ban điều hành đề án 112 Chính phủ cần thông báo chính thức số phiên bản mỗi phần mềm và số công ty xây dựng một phần mềm trên địa bàn TP và trên cả nước để đánh giá được mức độ “dùng chung” của cả ba PMDC...
Nói tóm lại, sau năm năm triển khai đề án 112, chưa nơi nào có một hệ thống thông tin phục vụ trực tiếp công tác chỉ đạo điều hành theo đúng nghĩa.
Ồ ạt... đào tạo!
Ông Nguyễn Trọng (nguyên chánh văn phòng Ban chỉ đạo quốc gia về CNTT):
"Mục tiêu của đề án 112 là đúng, nhưng đường đi đến mục tiêu ấy là không đúng, do đó chúng ta không thể tới đích"
Cho đến đầu tháng 4-2005, Ban điều hành đề án 112 Chính phủ mới ra văn bản hướng dẫn xây dựng và thực hiện kế hoạch đào tạo tin học cho cán bộ công chức. Trong khi đó, về nguyên tắc thì giai đoạn 1 của đề án 112 sẽ kết thúc vào năm 2005. Có lẽ vì thời gian còn lại không nhiều nên Ban điều hành 112 đã phải dốc hết sức để huy động người đi đào tạo. Và hầu như khắp các tỉnh, thành trong cả nước đều “chạy nước rút” để tổ chức dạy tin học cho công chức theo chủ trương của đề án 112. Báo cáo của Ban điều hành đề án 112 cho biết đã có khoảng 64.000 cán bộ, công chức được đào tạo ứng dụng tin học. Riêng TP.HCM, từ giữa tháng 5-2005 cho đến khoảng đầu tháng 1-2006, đã huy động được hơn 3.000 cán bộ, công chức ở 24 quận huyện và 43 sở ngành đi học tin học.
Thế nhưng, tháng 5-2005, sau khi nhận được kế hoạch và chương trình đào tạo của Ban điều hành đề án 112, Sở Bưu chính - viễn thông TP.HCM đã có phản ứng gay gắt. Theo đó, sở cho rằng toàn bộ chương trình gồm tám phần nội dung (môđun) nhưng có đến sáu môđun (chiếm 80% thời lượng chương trình) là kiến thức thuộc chương trình đào tạo chứng chỉ quốc gia tin học trình độ A.
Theo hợp đồng ký kết giữa Ban điều hành 112 với các đơn vị đào tạo thì định mức chi phí đào tạo tin học là trên dưới 2 triệu đồng/người học (trong khoảng 19 ngày). Như vậy, nếu tính mức này thì việc đào tạo tin học theo chương trình của đề án 112 cho 64.000 người đã ngốn của ngân sách khoảng 128 tỉ đồng. Đó là chưa kể đến chi phí viết giáo trình, chi phí tổ chức đào tạo...
Tuy nhiên, theo ông Lê Mạnh Hà - giám đốc Sở Bưu chính - viễn thông TP.HCM, hằng năm Sở Nội vụ TP cũng có chương trình đào tạo chứng chỉ quốc gia trình độ A cho công chức, nên ở đây có sự trùng lắp và gây lãng phí trong việc tổ chức đào tạo kiến thức tin học căn bản.
Phần 2: Thất bại được báo trước!
Chuẩn bị quá sơ sàiNăm 1996, chương trình quốc gia về công nghệ thông tin (CNTT) với vốn đầu tư khoảng 280 tỉ đồng (trong số này có trên 150 tỉ đồng dành cho các dự án tin học hóa quản lý hành chính nhà nước) được triển khai rầm rộ. Nhưng chỉ ba năm sau, năm 1998, chương trình này bị “khai tử” một cách đột ngột, trong khi theo kế hoạch thì lẽ ra nó phải “sống” cho đến hết năm 2000. Những bài học “xương máu” của chương trình quốc gia về CNTT chưa được nghiêm túc xem xét thì đề án “Tin học hóa quản lý hành chính nhà nước 2001-2005” được khai sinh. Đây là đề án qui mô nhất từ trước đến nay ở lĩnh vực này. Tuy nhiên, ngay khi ra đời, đề án 112 đã nhận được không ít lời cảnh báo về những nguy cơ sẽ giẫm lên “vết xe đổ” của giai đoạn trước đó...
Ông Lê Mạnh Hà(GĐ Sở BCVT TP.HCM): Đúng là “ném tiền qua cửa sổ”!
“Ném tiền qua cửa sổ” - câu nói đó rất đúng với lĩnh vực CNTT. Nếu làm một con đường thì dù tốt dù xấu cũng vẫn có thể lưu thông được. Với CNTT thì khác, máy móc mua không được dùng là lạc hậu và xuống giá rất nhanh, phần mềm không dùng được thì không sử dụng vào việc gì khác mà chỉ có bỏ đi, đào tạo mà không có thực hành thì cũng quên hết.
Theo tôi, nguyên nhân chính dẫn đến thất bại của đề án 112 là tính không chuyên nghiệp đối với một đề án đòi hỏi có trình độ quản lý chuyên môn cao.
Giải pháp nào cho ứng dụng CNTT trong hoạt động hành chính nhà nước? Giải pháp đầu tiên là về con người. Hiện nay chúng ta đang thiếu một “nhạc trưởng” thực thụ trong CNTT. Nếu không có tổng chỉ huy có khả năng quản lý nhà nước và dày dạn kinh nghiệm thì khả năng thành công là rất thấp dù có đề án tốt đến đâu
Ông Phan Đình Diệu, nguyên phó trưởng ban thường trực Ban chỉ đạo quốc gia về CNTT (giai đoạn từ tháng 5-1994 đến 6-1997), còn lưu lại bức thư ông gửi Thủ tướng Phan Văn Khải đề ngày 2-8-2001, tức chỉ vài ngày sau khi đề án 112 ra đời. Trong bức thư này, ông nhấn mạnh: “Nội dung đề án 112 được chuẩn bị quá sơ sài, không đủ luận cứ khoa học, các khái niệm có nhiều nhầm lẫn...”. Ông Diệu viết tiếp: “Tôi có cảm tưởng như đề án được viết để cho có, để rồi có thể làm một cách tắc trách, chứ không phải viết nghiêm túc để làm một cách nghiêm túc. Nặng về phần trang thiết bị và mạng nhưng rất qua loa về nội dung thông tin - đáng lẽ phải là phần chủ yếu nhất của đề án”.
Cũng trong bức thư này, ông Diệu nêu rõ: “Nếu đã xác định làm thật thì phải hiểu tin học hóa là công việc hết sức khó khăn, đòi hỏi nhiều công sức và trí tuệ. Tiếc rằng những công việc được bắt đầu trong giai đoạn 1996-1998 đã bị xóa bỏ một cách vô trách nhiệm, nay không thể lại làm với sự chỉ đạo hời hợt được”. Ông cũng đề nghị với Thủ tướng cần kiểm điểm vì sao chương trình quốc gia về CNTT bị đình chỉ từ năm 1998.
Cũng đề cập sự ra đời và triển khai đề án 112, ông Nguyễn Trọng - nguyên chánh văn phòng Ban chỉ đạo quốc gia về CNTT - cho biết cách đây khoảng năm năm, ông đã từng đặt vấn đề thông qua những bài viết trên tạp chí PC World B rằng dự án tin học hóa quản lý hành chính nhà nước giai đoạn 1996-1998 với vốn đầu tư hơn 150 tỉ đồng có thành công không và những ngàn tỉ tới đây cho việc này sẽ ra sao? Lúc đó ông Trọng cũng nêu quan điểm thẳng thắn: “Chúng tôi chưa thấy rõ khả năng thật sự để vượt qua “cái chết hệ thống” của những toan tính hôm nay”. Theo ông, “những toan tính hôm nay” chính là việc triển khai đề án 112!
Giẫm lên vết xe cũ
Tiếp nối câu chuyện về sự ra đời của đề án 112, ông Chu Hảo - nguyên thứ trưởng Bộ Khoa học - công nghệ, nguyên phó trưởng Ban chỉ đạo quốc gia về CNTT - nói: “Hầu hết những người thực hiện chương trình quốc gia về CNTT 1996-1998 đều thấy rằng đề án 112 chắc sẽ lặp lại cách làm mà chúng tôi có ý định tránh. Nghĩa là đề án 112 vẫn đi theo lối phân bổ ngân sách gần như rải đều ở các nơi, cũng xây dựng đồng loạt các trung tâm tích hợp dữ liệu qui mô, các phần mềm... mà không tính sát sao đến nhu cầu thực tế cũng như trình độ, khả năng khai thác ở các nơi. Mặt khác, chúng tôi cũng hết sức ngạc nhiên khi biết đề án 112 được đầu tư không dưới 1.000 tỉ đồng cho các hạng mục chính”.
Ông Hảo cho rằng ngay khi đề án 112 ra đời, ông đã không tin tưởng lắm vào khả năng thành công vì cách đi của những người tổ chức thực hiện đề án này đã lặp lại lối đi mà những người thực hiện chương trình quốc gia về CNTT trước đó đã nhận ra rằng không thể tiếp tục. Ông Hảo cũng nói đề án 112 đã được lấy ý kiến rất hình thức: “Chúng tôi không được tham khảo từ đầu, đến giai đoạn cuối trước khi ra quyết định thì mới được hỏi ý kiến. Trong những tình huống như thế thật là khó để góp ý kiến chu đáo được”.
Tùy tiện đầu tư!
Theo phân tích của Ủy ban Khoa học - công nghệ và môi trường Quốc hội, việc phân cấp đầu tư được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt trong đề án rõ ràng và tạo điều kiện chủ động cho các bộ, ngành, địa phương. Song trong quá trình chỉ đạo, do Ban điều hành đề án 112 Chính phủ không định được khung chuẩn các hệ thống tin học hóa của các bộ, ngành, địa phương, không xác định được mức đầu tư sàn dẫn đến các bộ, ngành, địa phương tùy tiện đầu tư.
Chưa hết, có bộ, ngành, địa phương được đầu tư rất lớn, có nơi lại ít quan tâm, hầu như không đầu tư gì thêm ngoài nguồn từ kinh phí trung ương cấp về. Nói cách khác, vẫn còn nặng cơ chế “rót” kinh phí từ trung ương xuống địa phương nên có tình trạng không ít địa phương cố gắng “tranh thủ”, đồng thời ỷ lại vào trung ương về ngân sách cũng như về phương án triển khai, không chú trọng đúng mức tới hiệu quả đầu tư. Ngay kinh phí trung ương cũng không dự trù sát mà chỉ nêu “không dưới 1.000 tỉ”.
Bên cạnh đó, trong quá trình triển khai, Ban điều hành đề án 112 ở trung ương không nắm được các bộ, ngành, địa phương đầu tư thêm bao nhiêu. Con số tổng hợp mới đến tháng 9-2003 đã là 3.730 tỉ đồng chi cho đề án 112. Vậy đến cuối năm 2005 là bao nhiêu?
Ngoài ra, nhiều báo cáo còn cho thấy nguồn kinh phí từ Ban điều hành 112 Chính phủ chỉ đầu tư cho việc xây dựng trung tâm tích hợp dữ liệu và chỉ được đầu tư trong các năm 2002-2004. Trong khi đó, chưa có phần mềm dùng chung và cơ sở dữ liệu nên vốn đầu tư sẽ không hiệu quả...
Quốc Thanh - Khiết Hưng (Báo Tuổi Trẻ)
Đề án 112 và những góc hài hước "theo gió bẻ măng"
Trong quá trình đó, tui có đọc một loại bài trên các báo giấy/báo điện tử về cái vụ này, và quả thật có nhiều chuyện hài hước nên post cái này ra đây chơi để bà con có dzui thì vào đọc.
Trao đổi với Tiền phong, chiều 9/5, ông Lê Trung Nghĩa, GĐ Cty cổ phần phần mềm thương mại điện tử Nhất Vinh, đơn vị từng tham gia xây dựng cổng thông tin ở một số tỉnh có thực hiện Đề án 112 cũng cho rằng nhiều chuyên gia từ nhiều năm nay đã cảnh báo về “cái chết hệ thống” của Đề án 112 do có nhiều điều bất cập.
Ông giám đốc NVecom nói về đề án 112 trên báo Tiền Phong
Cái hài hước ở đây là cái công ty Nhất Vinh (NVecom) là một trong những công ty rất hăng hái trong việc tham gia xây dựng các hệ thống cho 112 như Cổng tác nghiệp (portal), phần mềm quản lý công văn,... và cá nhân tui cũng đụng vài lần với cái công ty này khi có tham gia vào một số dự án liên quan đến cổng tác nghiệp, công văn giấy tờ cũng như 112 (sau đó tui bỏ chạy, nhường đất cho các bác như NVecom tha hồ múa), giờ thấy cái phát biểu này sao thấy hay thế không biết... ;)
Dưới góc độ chuyên môn, ông Trần Lương Sơn, tổng giám đốc Công ty phần mềm VietSoftware, khẳng định CTTĐT Chính phủ do đề án 112 xây dựng là sản phẩm mà ở đó thể hiện sự vô trách nhiệm với Chính phủ và nhân dân.
Ông giám đốc VietSoftware nói về đề án 112 trên báo Tuổi Trẻ
Cái sự hài hước vui tính của ông tổng giám đốc VietSoftware cũng khá bi hài, vì tui biết VietSoftware xông vào cái 112 này từ lâu rồi, và lại còn là một trong những đơn vị hăng hái (máu) nhất. Nào Cổng tác nghiệp (việt hoá cái uPortal rồi mang đi lung tung, nào UBND TP.Hanoi, UBND Tỉnh Bình Định, vân vân và vân vân....), rồi sau đó nào là phần mềm báo cáo tài sản cho bộ Tài chính, rồi phần mềm One Gate cho 112, khặc khặc, giờ ông ý lại phát biểu như vậy, thật là hài hước....
Google, DoubleClick và Đề án 112
Lượt qua một số blog, thì thấy một số bài viết khá hay nên trích ra đây một chút để quý bạn có lạc vào thì đọc vậy:
- Google mua DoubleClick: 3.1 tỉ USD - SonnyMotives.com
- Vài suy nghĩ về thương vụ Google mua DoubleClick - NguoiTapViet.info
Nhưng tui lại quan tâm tới cái tin về Đề án 112 của Chính phủ Việt nam hơn.
Đề án 112
Là đề án tin học hoá hệ thống quản lý hành chính nhà nước, nhằm mục đích cải cách hành chính thông qua công cụ CNTT của cái quốc gia trì trệ này
Nguyên là ngày 19/4/2007, Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định dừng cái đề án lãng phí không hiệu quả này lại, đây quả là một việc làm đúng đắn dù hơi muộn một chút (về phía chính phủ), nhưng về phía người lãnh đạo mới (thủ tướng mới) thì cũng đã là một việc làm nhanh rồi.
Thủ tướng chỉ đạo: Ngừng triển khai Đề án 112
Nguồn: Website Chính phủ (www.chinhphu.vn)
Nguyên do là ở khoảng thời gian từ năm 1997-1999 tui được "hân hạnh" tham gia vào đề án tin học hoá quản lý hành chính nhà nước của Ban chỉ đạo Quốc gia về CNTT (hồi đó gọi là IT2000), đi loăng loăng vài tỉnh và bộ, ngành rồi được chứng kiến những ý tưởng về "phần mềm dùng chung" xây dựng trên những khảo sát tổng thể kiểu như hệ thống Báo cáo Kinh tế Xã hội mà chẳng biết cần báo cáo chỉ tiêu gì, được tận mắt thấy việc tin học hoá ra sao, những "lợi ích" thế nào (nhưng cho các cá nhân và các công ty bán phần cứng, OS và software dạng Lotus Notes/Domino là chính). Thế nên giờ thấy cái đề án của nợ này được dừng lại, thực sự là thấy mừng vì ít nhất đất nước cũng giảm đi được một khoản "lãng phí kha khá" (nghe thông tin vỉa hè là kinh phí giai đoạn 2 của đề án 112 đã được duyệt khoảng 200 triệu USD). Giờ đề án dừng lại, ối chú méo mặt, nhưng dù sao cũng tốt hơn là vứt tiền qua cửa sổ.
Cảm ơn giời.... Cảm ơn ông thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, và tất nhiên là phải cảm ơn cái đội ngũ trợ lý của ông thủ tướng đã giúp ông đưa ra quyết định sáng suốt này một cách nhanh chóng.
Phạm Duy lên tiếng...
Post cái bài "Tình tự ca" của Phạm Duy cũng lâu lâu rồi, thi thoảng nghe lại tý, và hôm nay tình cờ đọc 1 bài trên VietNamNet về cái vụ này. Dù sao đây cũng là bài phản hồi đầu tiên mang tính chính thống, thế nên post lại ra đây tý để bà con nghé thăm đọc chơi.
Tôi có nghe dư luận, đấy là một số người không ưa tôi nên họ nhạo báng bằng cách nói tôi về Việt Nam là vì có bạn gái 20 tuổi; tôi sáng tác “Nhục tình ca” tặng cô ấy. Xin thưa rằng : Dòng "Nhục tình ca" tôi soạn cách đây 20 năm, “Tục ca” cũng trên 30 năm rồi, nhưng tôi không đưa ra quần chúng, vì người dân mình chưa nghe được.
Cá nhân tôi là nghệ sĩ, tôi tham lam sáng tác và tôi không thể chỉ sáng tác một đề tài. Nhưng đề tài này tế nhị quá, cho nên tôi đã không phổ biến, các con tôi cũng bảo đừng nên đưa ra quần chúng. Như một số bài "Nhục tình ca" tôi có đưa cho Tuấn Ngọc và Duy Quang thì các ông ấy lắc đầu lè lưỡi không dám hát. Năm 2002 tôi về Việt Nam, tôi nhờ Bảo Yến và Nhã Phương hát để thâu lại cho mình nghe, chứ không phát hành gì cả.
Bài hát của tôi là "Tình tự ca" chứ không có tên "Thiên duyên tình mộng" (hay “tỉnh mộng” ) như các thông tin bịa đặt kia. Đấy là bài hát ca ngợi tình yêu đôi lứa yêu nhau. Cho tới bây giờ, ngoài một số ca khúc của Lê Uyên Phương, các bài hát về tình yêu gần như chỉ có nắm tay, vuốt tóc, hôn môi. Tôi ca ngợi ái tình thể xác.
....xem chi tiết trên VietNamNet
Tại sao lại hôn nhỉ?
Nàng khép hờ đôi mắt. Bạn quàng tay qua eo nàng và kéo lại gần phía mình. Bạn nghiêng đầu và gắn chặt môi lên môi nàng. Một cảm giác tê dại lan toả khắp người. Bạn tự hỏi: "Tại sao mình lại làm chuyện này chứ nhỉ?".
Tất nhiên câu trả lời đơn giản nhất là con người hôn nhau bởi cảm giác của nó thật tuyệt. Nhưng với nhiều người câu trả lời đó chưa thoả đáng.
Từ trước đến nay, các nhà khoa học vẫn chưa thể giải thích rõ ràng cái hôn của con người bắt nguồn từ đâu, nhưng họ đã đưa ra một số giả thuyết mới và lý giải hệ sinh học của chúng ta bị tác động như thế nào bởi cái khoá môi.
Câu hỏi được đặt ra: Hôn là một hành vi được học hay do bản năng? Một số nói đó là hành vi học hỏi, có từ thời tổ tiên xa xưa của chúng ta. Vào thời đó, các bà mẹ nhai thức ăn và mớm cho con mình khi chúng chưa có răng. Về sau khi các em bé mọc răng, các bà mẹ cũng ấn môi vào má chúng để xoa dịu cơn đau.
Và ngoài ra không phải con người nào cũng hôn. Một số bộ lạc trên thế giới không hề hôn. Trong khi 90% dân số thế giới hôn nhau, 10% không hề biết rằng mình đã bỏ lỡ điều gì.
Những người khác lại tin rằng hôn là một hành vi bản năng và lấy những hành vi âu yếm của động vật ra làm bằng chứng. Trong khi một số con vật cọ mũi vào nhau để thể hiện tình cảm, những con khác cũng khoá môi như con người. Khỉ đầu chó chẳng hạn, tìm ra rất nhiều lý do để hôn hít. Chúng hôn để làm lành sau đánh nhau, để an ủi kẻ khác, để tăng tình bằng hữu, và đôi khi chẳng vì lý do gì cả.
Ngày nay, giả thuyết được chấp nhận rộng rãi nhất về nụ hôn là con người hôn nhau bởi nó giúp chúng ta "đánh hơi" được bạn tình lý tưởng. Khi 2 khuôn mặt ở sát gần nhau, các pheromone "lên tiếng", trao đổi thông tin về việc liệu 2 người có thể cùng nhau tạo ra những đứa con khoẻ mạnh. Chẳng hạn phụ nữ sẽ vô thức thích mùi hương của những anh chàng có protein trong hệ miễn dịch khác của họ. Sự kết hợp này sẽ tạo ra những đứa con có hệ miễn dịch khoẻ hơn và cơ hội sống sót tốt hơn.
Tuy nhiên, hầu hết mọi người vẫn thoả mãn với lý giải rằng con người hôn bởi vì nó thú vị. Môi và lưỡi của chúng ta chứa rất nhiều đầu dây thần kinh, giúp tăng cường cảm giác ngây ngất trong tình yêu khi hai đôi môi ép lên nhau. Thông thường, cảm giác đó không khiến chúng ta băn khoăn vì sao lại hôn nhau mà còn khiến chúng ta làm nhiều hơn.
Sau gia công phần mềm thì đến gia công đẻ
Mang thai hộ là "mặt hàng xuất khẩu" mới nhất của Ấn Độ, nơi các dịch vụ "cho thuê dạ con" rẻ hơn rất nhiều so với ở phương Tây. Gautam Allahbadia, chuyên gia chữa vô sinh từng giúp một cặp vợ chồng người Singapore có con nhờ tử cung của phụ nữ Ấn Độ hồi năm ngoái, cho biết: "Ở Mỹ, một cặp vợ chồng vô sinh phải chi đến 50.000 USD. Nhưng tại Ấn Độ, họ chỉ cần từ 10.000 đến 12.000 USD"
Kể cũng kỳ quặc, nhưng nói cho cùng thì cũng chỉ vì nghèo, mà nghèo thì nó kéo theo nhiều thứ nữa, và Việt Nam cũng đang nghèo đây.
Khi trước các bác cao cao bên cửa sổ ngó sang Ấn Độ để học tâp gia công phần mềm, bây giờ không biết có định học tập cái món này nữa không? ;)
Đọc nhiều nhất
-
Xem phim "Analyze This" của Robert De Niro
Hôm nọ có xem cái phim "Analyze This" của Robert De Niro về xem, thấy vui vui, nay giới thiệu sơ sơ với mọi người... -
Đường Định mệnh (Sự nghiệp/May mắn)
Dẫn nhập: ngày trước cũng tò mò về cái chủ đề chỉ tay, rồi xem tay, rồi tự đọc và tìm hiểu loạn xị cả lên, thực ra kết quả chính là để loè g... -
Hà Nội đã mở rộng
Lâu rồi không viết cái gì vì bận bù đầu, giờ cũng chẳng hứng thú lắm nhưng lúc chiều đọc thấy cái tin Quốc Hội đã chấp thuận cho mở rộng Hà ... -
Nguyệt Ánh: Chill-out là thương hiệu của tôi
Chủ đề cuộc gặp lần này xoay quanh dự án Nguyệt Ánh Chill-out của Nguyệt Ánh đang được chú ý trên báo chí, trong các forum âm nhạc và cả ở ... -
Phim: Buddha – Cuộc Đời Đức Phật Thích Ca
Bộ phim Buddha về cuộc đời Đức Phật Thích Ca Mâu Ni từ đản sanh đến niết bàn. Bộ phim lấy cảm hứng ( hoặc cũng có thể gọi là được chuyển t... -
Hiệu ứng domino và bí quyết tạo lập chuỗi các thói quen tích cực trong cuộc sống
Các hành vi của con người đều có mối liên hệ tương tác lẫn nhau Hãy lấy ví dụ về trường hợp của Jennifer Lee Dukes. Sau hơn 2 thập kỷ, từ k... -
Để yêu bất kì người nào, hãy làm những điều sau
Hơn 20 năm trước, nhà tâm lý học Arthur Aron đã thành công trong một thí nghiệm vô tiền khoáng hậu: làm cho 2 người xa lạ yêu nhau. Hè năm n...
Tham khảo
Liên kết web
Phân loại
Báo chí
(55)
Văn hoá
(33)
Tâm lý
(29)
Tán nhảm
(27)
Công nghệ
(25)
Blog
(17)
Xã hội
(16)
Nghề nghiệp
(15)
Phim
(15)
Quora
(14)
Con người
(13)
Kinh doanh
(13)
Nhạc
(13)
Cuộc sống
(11)
Kỹ năng
(11)
Marketing
(11)
Công cụ
(10)
Lập trình
(10)
Lịch sử
(10)
Sách
(10)
Cặp đôi
(9)
Phát triển
(9)
Thiền
(8)
Tình yêu
(8)
Tản mạn
(7)
Sức khoẻ
(6)
Chính trị
(5)
Giáo dục
(5)
Hạnh phúc
(4)
Kim Dung
(4)
Kiếm hiệp
(4)
Mạng xã hội
(4)
Phát triển cá nhân
(4)
Phần mềm
(4)
Tiền tệ
(4)
Tài chính
(4)
Thực hành
(3)
Tâm linh
(3)
Quản lý công việc
(2)
Quản lý thời gian
(2)
Tiếp thị
(2)
Chăm sóc khách hàng
(1)
Làm việc
(1)
Lãnh đạo cá nhân
(1)
Nguỵ biện
(1)
Quản lý cá nhân
(1)
Thương hiệu
(1)
Tình dục
(1)